Bộ Giáo dục và Đào tạo, 5 tác phẩm được giải (Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 111 - 114)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 5 tác phẩm được giải (Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu

Một điều dễ thấy trong ngôn ngữ thơ thiếu nhi hôm nay là sự học tập và làm mới đồng dao. Về điểm này, Hồi Khánh đã khơng q khi cho rằng: “Thơ mang hình thức giống đồng dao càng tốt”. Nhịp thơ đều, câu thơ ba, bốn chữ với cấu trúc lặp lại, xoay vòng... là những đặc trưng của

thơ đương đại, in đậm dấu ấn đồng daọ Thậm chí ở nhiều bài, tác giả đã khơng hề giấu diếm ý định “theo gót dân gian” ngay từ tên tác phẩm: “Đồng dao” của Lê Thị Năm, “Đồng dao” của Đặng Huy Giang... Trẻ cùng với thơ học đếm, cùng với thơ chơi trò ú tim, cùng với thơ làm việc

giúp bố mẹ. Và cũng như các bài đồng dao, thơ mang dấu ấn đồng dao chứa đựng trong nó những tư duy ngộ nghĩnh và trí tuệ trẻ thơ. Chất liệu đồng dao được Đặng Huy Giang sử dụng một cách khéo léo, mang lại hiệu quả thẩm mĩ và ấn tượng đặc biệt đối với trẻ: “Dung dăng dung dẻ / Dắt trẻ đi chơi / Mở cửa tìm người / Thuở nao thuở nảo / Hỏi thăm cây gáo / Cây gáo rắc hoa / Hỏi thăm tre ngà / Tre ngà đỏ lá / Tháng ba mưa gió / Trận rét nàng Bân…”. Kết cấu “vòng tròn” tạo cảm tưởng mọi vật trên thế giới này đều có quan hệ chặt chẽ, nối kết nhau vòng quanh nét cười hồn nhiên của trẻ. Bé học toán của Thu Huyền được dệt nên từ những vần điệu nhịp nhàng để trẻ vừa có thể nơ đùa cùng những con số. Với trị chơi “kết vịng”, trẻ lại xúm xít đùa vui trong nhịp

điệu rộn ràng của Hay thật hay (Lê Bính). Ở Con chim chích chịe (Phan Trung Hiếu), người đọc

có dịp thả hồn say sưa trong một khu vườn tuổi thơ đáng yêu, ngộ nghĩnh v.v… Mỗi bài thơ như một trị đồng dao “để các em chơi với nó mà khơng chán, khơng sợ nó” (Trần Quốc Tồn).

Dù chưa nhiều như trong văn xi, nhưng tính giả tưởng cũng mang lại những dư vị riêng

của các sáng tác thơ cho thiếu nhi thời kì này. Đây là một đặc trưng tuy không xa lạ nhưng luôn

mang lại những cảm nhận mới mẻ. Nhà thơ Trương Hữu Lợi từng trả lời câu hỏi về quan niệm sáng tác văn thơ cho các em: “Phải bay bổng, không nệ thực, có tính ước lệ cao, dí dỏm và có trí tuệ”. Tính giả tưởng khơng ít lần được các nhà phê bình đặt ra như là một tiêu chí đánh giá thơ thiếu nhi đương đạị Tại diễn đàn “Sáng tác văn học thiếu nhi”, ý tưởng này một lần nữa được

khẳng định: “Văn học giả tưởng nuôi dưỡng trí tưởng tượng phong phú của các em, mở ra một chân trời mới hấp dẫn, rất cần được chú ý”. Mặc dù vậy, tính kì ảo trong thơ thời kì này khơng phải là yếu tố chủ đạọ Thơ nghiêng về xu hướng mô tả những biến điệu tinh tế trong đời thường, những góc đời, những mảnh hiện thực cuộc sống lấm láp và bụi bặm... Thảng hoặc người đọc

mới bắt gặp những vần điệu mang bóng dáng truyện cổ tích ngày xửa ngày xưa:

Mèo con sắm tết chợ xa

Đêm nằm thấp thỏm, canh ba dậy rồi Mèo đi, sương lộp độp rơi

Nghêu ngao hát gọi mặt trời thức mau Mèo mua tặng mẹ vải màu

Mèo mua một rổ trầu cau tặng bà...

(Niềm vui của mèo con - Lê Mạnh Tiến)

Hơi thở cuộc sống đương đại cũng đã làm biến đổi hình tượng, ngơn ngữ thơ thiếu nhi hơm nay. Trong Làng em có điện, Lê Bính mang đến một lớp từ ngữ lấp láy, rúng động như cái nhịp

đập rộn rã của cuộc sống mới, của làng quê thay da đổi thịt khi có ánh sáng điện tràn về. Chú cún

con thì “loăng quăng”, đi “ngoe nguẩy” múa, đàn gà mới nở trông như nắm bơng “xinh xinh” cứ “lích tích”, “động đà động đậy”, quạt rủ nhau “xoay tít”, cịn chú chích chịe thì dậy sớm, ngẩng cổ lên trời, “dập dình” cái đị.. Có thể nói, người làm thơ cho thiếu nhi rất say sưa với lớp từ

tượng hình, tượng thanh và phép so sánh, nhân hóạ Từ láy là lớp từ ngữ tạo nên điểm nhấn và sức cuốn hút mạnh mẽ cho thơ. Từ Phạm Đình Ân với Đất đi chơi biển, Nguyễn Văn Chương với Hoa

cúc quỳ đến Nguyễn Đức Hậu trong Làng em buổi sáng, Mèo con chơi bóng rổ, Cao Thúy Hưng

trong Bé tập đi xe đạp... đều thấy sự xuất hiện với mật độ khá dày các từ láy, tạo dáng cho thơ và

làm nên một nét đặc trưng của ngôn từ thi ca cho thiếu nhi hôm naỵ Trẻ rất hứng thú và dễ bị hấp dẫn bởi màu sắc, hình tượng và cũng đặc biệt thích tìm tịi, khám phá. Văn học viết cho thiếu nhi đã lấp đầy những “cơn khát huyền diệu” đó bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, lấp láy, tươi vuị..

Ngôn ngữ thơ luôn căng tràn sức sống. Sau lớp vỏ ngôn từ là những hình tượng, những

thơng điệp nghệ thuật lạ lẫm, độc đáo khẳng định sự sáng tạo, nghiêm túc của những người – phu – chữ: “Tim lồng như chợ vỡ - Ve vào tai thổi kèn” (Bố cũng đi thi - Nguyễn Hoàng Sơn), “Sẽ

“cận thị” suốt đời - Những ai không đọc sách!” (Mở mắt ra là thấy - Cao Xuân Sơn), “Trăng non

đầu tháng - Chiếc thuyền câu bơi - Bố đi quăng lưới - Kéo đàn sao trôi” (Trăng non đầu tháng -

Minh Nguyệt), “Thương mẹ con bận rộn - Chưa kịp giật đường kim - Bố vá màn lúng túng -

Khâu luồn vào bóng đêm” (Với con - Nguyễn Công Dương)... Lời thơ trong trẻọ Ý thơ cũng tràn ngập yêu thương. Và ngôn từ nghệ thuật, với “sứ mệnh” của nó đã chuyển tải những giai điệu đẹp từ cuộc sống vào tác phẩm.

Giọng điệu trong ngôn ngữ thơ hôm nay cũng có sự khu biệt đáng kể so với trước 1986.

Ngoài chất giọng hồn nhiên, trong trẻo rất trẻ thơ vẫn thường thấy trong giai đoạn trước, nét mới

của thơ cho thiếu nhi hôm nay là sự gia tăng của của giọng kể chuyện – tâm tình. Điều này làm

cho thơ bớt tính chất “véo von”, “ca hát” mà gân guốc hơn, áp sát cuộc sống hơn. Đây là một

trong những lí do kéo thơ lại gần với văn xuôi, thể hiện rất rõ nhãn quan đời thường, thời sự của văn học thiếu nhi thời Đổi mớị

Việc đi vào mảng đề tài về những số phận hẩm hiu, những mảnh vỡ không hàn gắn được

mà hậu quả là những đứa bé lang thang như những con mèo hoang đói lạnh bị nắng mưa, bão gió làm tê buốt cả thể xác lẫn tâm hồn đã làm xuất hiện những tác phẩm in đậm dấu ấn tự sự. Không xâm lấn về thể loại từ câu chữ bởi thơ thiếu nhi thường gọn ghẽ, cô đọng, chất tự sự bồi đắp cho thơ những khoảng trống về chiều dài hành trình số phận con ngườị Thơ bắt đầu pha lối kể nhưng là lối kể rất “thơ”, rất đờị Chia chữ là một ví dụ điển hình cho sự đổi mới này của thơ:

Lần theo em bé bán vé số Tơi đi tìm số may đời em

Hẻm chéo chồng nhau, số đè lên số

Cái vỏ hộp cuối cùng sao gọi đấy nhà em? ... Tơi nát lịng, nước mắt trào rơi

Em nụ búp sao đời nhiều giông bãọ.. ... Lớp học ban đêm, tôi là thầy giáo

Chia chữ cho người không chia được áo cơm...

Chất tự sự thể hiện rõ trong cách kể, giọng điệu kể. Nó cho phép nhà văn có thể “thơ hóa” những gì gần gụi, quen thuộc với trẻ em để đưa họ vào cuộc hành trình khám phá thú vị những

bài học cuộc đời bình dị khuất sau con chữ. Chỉ với một buổi chiều “cháu dắt tay ông dạo chơi” cũng làm nên một bài học nhẹ nhàng về “luật giao thông” trong thơ Nguyễn Phan Khuê, nét phác thảo về thằng nhóc lang thang khơng cửa nhà cũng mang đến một khơng khí “tiểu thuyết” trong trang viết của Cao Xuân Sơn, hay với Hổ con trong vườn thú, Nguyễn Văn Chương đã tô đậm

tâm trạng của nhân vật trữ tình “hổ con” trong cái nhìn về tự do và nỗi nhớ ngàn già...

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)