Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 43 - 44)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÁC PHẨM VĂN HỌC

4.1.2.3. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

Nội dung là cơ sở của sự vật, là phương diện có vai trị quyết định, chủ chốt của sự vật, cịn hình thức là sự tổ chức và diện mạo bên ngoài của sự vật, là phương diện bị quyết định. Trong tác phẩm văn học, hình thức là phương tiện biểu hiện nội dung, nội dung do hình thức biểu hiện. Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tượng độc đáo, ứng với nội dung độc đáo, hồn tồn

khơng phải là số cộng giản đơn của các thủ pháp và phương tiện nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm, do nội dung của tác phẩm quyết định. Tuy nhiên, với tư cách là "cái biểu đạt" (trong quan hệ với nội dung như là "cái được biểu đạt"), hình thức có tính độc lập tương đối; nó tiến triển

theo những quy luật riêng của quá trình văn học nhân loại và văn học dân tộc.

Nhà văn sáng tạo hình thức phải dùng thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Nhưng thủ pháp, phương tiện được lẩy ra một cách trừu tượng cũng chưa phải là hình thức. Chất liệu và phương

tiện nghệ thuật chỉ trở thành hInh thức nghệ thuật chừng nào chúng trở thành sự biểu hiện của nội dung, thành hình thức có tính nội dung của một nội dung cụ thể. Chính vì thế, người ta thường nói đến tính nội dung của hình thức tác phẩm. Đó là khái niệm chỉ hình thức như là phương thức hình thành, xuất hiện của một nội dung nhất định. Hình thức tồn tại trong tồn tác phẩm như là tính xác định của nội dung, sự biểu hiện của nội dung. Ứng với nội dung nhiều cấp độ sẽ có hình thức nhiều cấp độ. Sự thống nhất đó tạo nên giá trị thẩm mĩ tồn vẹn của tác phẩm văn học.

Việc phân biệt hai phương diện “hình thức”, “nội dung” chỉ là kết quả sự trừu tượng hóa của tư duy nghiên cứu khoa học; trên thực tế tác phẩm, không thể phân chia tách rời chúng, bởi vì hình thức chính là nội dung trong dạng tồn tại có thể cảm thụ trực tiếp của nó, nội dung chính là hàm nghĩa nội tại của hình thức nàỵ Từng phương diện, cấp độ, yếu tố của tác phẩm văn học, dù mang tính hình thức (phong cách, thể loại, bố cục, kết cấu, ngơn từ nghệ thuật,..), mang tính nội dung (đề tài, chủ đề, xung đột, tính cách, hồn cảnh, tư tưởng…), hay mang cả tính nội dung lẫn

hình thức (cốt truyện) đều hiện diện như những thực thể thống nhất tồn vẹn. Chính sự thống nhất giữa các yếu tố nội dung và hình thức đã tạo nên sức mạnh tư tưởng - nghệ thuật của chỉnh thể tác phẩm văn học. Nghĩa là, như cách nói của nhà văn Xơ viết Lêơnơp: "Tác phẩm nghệ thuật

đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám

phá về nội dung" (1).

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)