Đặc trưng thể loại của văn học kịch

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 97 - 99)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội,

5.5.2. Đặc trưng thể loại của văn học kịch

Xung đột là yếu tố thiết yếu, là cơ sở của kịch. Lunatracxki khẳng định: "Những vở kịch

khơng có sự phát triển của sự kiện, khơng có sự xung đột của các mâu thuẫn chỉ có thể là những vở kịch tồi"(2). Đây là là biểu hiện cao nhất của sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các tính cách trong vở kịch. Chính nó tạo nên kịch tính cho một vở kịch. Nhờ có xung đột thúc đẩy, hành động kịch mới phát triển, tính cách của các nhân vật mới được bộc lộ. Qua sự lựa chọn và giải quyết xung đột, ta thấy được tư tưởng nghệ thuật của vở kịch.

Xung đột kịch có thể có nhiều phạm vi và nhiều cấp độ khác nhau: xung đột nội tâm trong một tính cách, xung đột giữa các tính cách, xung đột giữa tính cách và hồn cảnh,... Nhưng tập trung và tiêu biểu hơn cả là xung đột giữa các lực lượng xã hộị Chính xung đột kịch làm cho

kịch có tính sân khấụ Nhờ có xung đột mà vở kịch có thể diễn được, thành "kịch" được. Nếu

kịch khơng có xung đột thực sự thì dễ trở thành những "hoạt cảnh" nhạt nhẽo mà thôị

Xung đột kịch chỉ được bộc lộ thông qua hành động kịch. Và do đó, hành động là một đặc

trưng tất yếu của kịch. Có thể nói, nếu xung đột tạo nên kịch tính bên trong của vở kịch, thì hành

động là sự "diễn đạt", "biểu diễn" kịch tính đó ra bên ngồi, tạo nên tính sân khấu của một vở

kịch.

Hành động trong kịch bản văn học chủ yếu thông qua ngơn ngữ - hành động, nhờ đó người

đọc có thể hình dung ra hoạt động của nhân vật, tiến triển của vở kịch. Dù là hành động của nhân

vật trên sân khấu, hay là hành động được hình dung qua ngơn ngữ trong kịch bản, hành động kịch thường được miêu tả gấp gáp, căng thẳng. Nhân vật thường xuyên hoạt động, thực hiện hành động này đến hành động khác. Sự chồng chất, dồn nén hành động trong một vở kịch là nằm trong

quỹ đạo chung của xung đột vở kịch. Tính căng thẳng và gấp gáp của hành động đã làm cho tiết

tấu kịch khác hẳn tiết tấu của tự sự hay trữ tình. Đó là tiết tấu của cuộc sống đã được dồn nén đến mức căng thẳng nhất.

Có người chia hành động trong vở kịch thành hành động bên trong và hành động bên ngoàị Hành động bên ngồi là những hành động bề ngồi có thể nhìn thấy được, biểu hiện ra bên ngồị Hành động bên trong là những suy tư, tính tốn, cân nhắc bên trong của các nhân vật. Thật ra,

hành động của các nhân vật trong một vở kịch chủ yếu là hành động bên ngoàị Ngay cả hành động bên trong đó cũng được "phơ diễn", bộc lộ ra ngồị Bởi lẽ, mục đích của kịch phải là để

diễn, cho nên phải làm sao cho hiện ra hết, có thể "xem" được.

Kịch viết là để diễn. Nhân vật kịch chỉ được miêu tả ở những khâu xung đột mãnh liệt nhất. Do đó, nhân vật kịch ln ln ở trong trạng thái căng thẳng, luôn luôn xúc động và xao xuyến,

đợi chờ, lo lắng và cũng không được miêu tả một cách đầy đặn như nhân vật tự sự, nhất là

phương diện chân dung, ngoại hình, nội tâm,... Thơng thường, nhân vật kịch được giới thiệu một cách rất sơ lược trong bảng phân vai: tên, tuổi, chức vụ hay nghề nghiệp, quan hệ với các nhân vật khác như thế nào,... Người viết chủ yếu xây dựng nhân vật kịch thông qua ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật thông báo với độc giả (kịch bản) và khán giả (sân khấu) về các sự kiện, biến cố, các quan hệ và cả chính tính cách, đặc điểm của nhân vật nữạ

Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nhân vật ở trong kịch phải là ngôn ngữ mang tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp caọ Ngơn ngữ đó lại phải phù hợp với tính

cách nhân vật. Khi lên sân khấu diễn viên "biểu diễn" chứ không phải "đọc” kịch bản, do đó ngơn ngữ kịch phải gần gũi khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày để diễn viên có thể "nói" được. Ngồi ra, ngơn ngữ kịch phải gắn liền với hành động. Hay nói khác đi, nó là một thứ hành động - ngơn ngữ. Nó vừa thơng báo, vừa có tính chất khơi gợi phù hợp với các hành động trong kịch. Ngôn ngữ kịch phải phù hợp với tính cách nhân vật, nhân vật nào phải nói đúng giọng nhân vật đó, nhà viết kịch phải "cá tính hố" ngơn ngữ nhân vật. Ngơn ngữ kịch thường "hướng ngoại", nó khơng chỉ là sự đối đáp giữa các nhân vật, mà qua đó, những suy tư hay sự việc thầm kín được phơ bày ra ngồị

Ngơn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật với các thành phần chủ yếu là đối thoại, độc thoại và bàng thoạị Đối thoại là nói với nhau, nhưng khơng phải cứ nói với nhau là thành kịch. Đối thoại phải là đối thoại trong tình huống kịch mới trở thành kịch. Độc thoại còn gọi là độc bạch, là lời nhân vật nói một mình. Lời độc thoại có khi là lời độc bạch tâm sự của nhân vật, có khi là lời tâm sự hướng tới ai đó. Cũng có khi lời độc thoại được thay bằng tiếng đế, tiếng vọng,... Bàng thoại,

còn gọi là bàng bạch, là thành phần ngôn ngữ mà nhân vật bộc bạch với khán giả nhằm để giải thích hay nói rõ thêm về một sự kiện, một hành động hay một nhân vật nào đó trong kịch.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)