IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội,
5.5.3. Phân loại kịch
Dựa vào loại hình xung đột, mục đích cuộc đấu tranh của nhân vật trung tâm, tình cảm
thẩm mĩ trong tiếp nhận nghệ thuật, người ta chia kịch thành ba thể: bi kịch, hài kịch, chính kịch (hay cịn gọi là kịch đram).
Bi kịch là một thể của kịch, đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh những mâu thuẫn, xung
đột căng thẳng không thể giải quyết trong đời sống hiện thực, vì thế được kết thúc bằng sự thảm
bại, hoặc cái chết của nhân vật. Nhân vật của bi kịch bao giờ cũng là con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lí tưởng cao q, nhưng điều kiện
khách quan chưa cho phép thực hiện. Cái chết hoặc sự thảm bại của nhân vật mang lại cho độc giả và khán giả sự thanh lọc tâm hồn.
Hài kịch là một thể của kịch, đối lập với bi kịch. Đối tượng thể hiện của hài kịch là cái xấu, cái khơng có giá trị, khơng có nội dung, nhưng ln tỏ ra là có nội dung, có giá trị. Các tính cách, hành động và tình huống được trình bày trong hài kịch dưới hình thức cười cợt hoặc thấm đậm
chất hàị Ở các nhân vật hài kịch, phẩm chất bên trong khơng tương xứng với vị trí, thân phận của nó, và do vậy nó đáng là nạn nhân của tiếng cườị Hài kịch tạo ra tiếng cười hả hê, sảng khoái,
thể hiện thái độ châm biếm, đả kích, vạch trần cái xấu, cái què quặt, méo mó của nhân cách hoặc hồn cảnh xã hội để góp phần hồn thiện con người và đời sống. Hài kịch sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nói mỉa, chơi chữ, phóng đại, tăng cấp, tương phản, đối lập… Phạm vi của hài
kịch rất rộng, từ châm biếm chính trị đến hài hước vui nhộn nhẹ nhàng. Dựa vào nội dung, hài
kịch có thể chia thành hai thể nhỏ: hài kịch tình huống và hài kịch tính cách.
Chính kịch cịn gọi là kịch đram, hoặc kịch, là thể trung gian giữa bi kịch và hài kịch. Nó ra
đời vào thế kỉ XVIII trong sáng tác của chủ nghĩa Khai sáng nhằm chống lại tính phiến diện của
hài kịch và bi kịch cổ điển. Đối tượng phản ánh của chính kịch là cái hằng ngày, thường ngày vẫn diễn ra trong đời sống hiện tại của xã hộị Mâu thuẫn, xung đột được phản ánh trong chính kịch gay gắt, căng thẳng, nhưng không phải là không thể giải quyết. Nhân vật của chính kịch là những con người bình thường, trong đó có cái cao cả đồng thời cũng có sự thấp hèn. Thể hiện một nội dung như thế, chính kịch phá vỡ những khuôn phép luật lệ của kịch truyền thống, tạo ra những cách tân táo bạọ Đây là hình thức thể loại phù hợp với đời sống của thời hiện đạị Các vở kịch
Đội kịch chim chèo bẻo của Nguyễn Văn Niêm, Lòng dân của Nguyễn Văn Xe, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Tơi và chúng ta, Lời nói dối cuối cùng của Lưu Quang Vũ, Cuộc chiến đấu thầm lặng, T5 hành động, Người tìm thuốc trường sinh, Kiếm khách Linh Sơn Tự của
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 5
Ị NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Ngồi những kiến thức về khái niệm, tính chất, nguyên tắc phân chia thể loại, trọng tâm của chương này là giúp cho người đọc có những hiểu biết về những thể loại tiêu biểu trong văn học nói chung, mảng sáng tác cho thiếu nhi nói riêng như: thơ trữ tình, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… từ đó có sự liên hệ, vận dụng vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông hiện naỵ
IỊ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Phân tích những đặc trưng về nội dung và hình thức của bài thơ sau:
Đi học
Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước Hơm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp. Trường của em be bé Nằm lặng giữa rừng cây Cô giáo em tre trẻ Dạy em hát rất haỵ
Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đị
(Minh Chính)
2. Cho biết những đặc điểm về nội dung và hình thức của truyện ngắn dưới đây: “Đơi cánh của
ngựa trắng”
Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời
xanh thắm. Mẹ chú ta yêu chú ta nhất, lúc nào cũng dặn:
- Con phải ở cạnh mẹ đâỵ Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé!
Ngựa Mẹ gọi con suốt ngàỵ Tiếng ngựa non hí thật đáng yêụ Ngựa Mẹ sung sướng lắm nên thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc đá hậu thật mạnh mẽ.
Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng Núị Đó là một con chim non nhưng sải cánh đã vững
vàng. Mỗi lúc nó liệng vịng, cánh khơng động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ
Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng. - Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
Đại Bàng cười:
- Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh!
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thống cái đã xa lắm... Chưa
thấy "đơi cánh" đâu nhưng Ngựa ta gặp bao nhiêu là cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối, và thấp thoáng đâu đây đã lấp lánh những đốm saọ
Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi từ trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ.
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm đến. - Ối! ...
Không phải tiếng Ngựa Trắng thét lên mà lá tiếng Sói Xám rống tọ Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh xuống giữa trán Sói làm nó hốt hoảng cúp đi chạy mất. Ngựa Trắng mở mắt
thấy loang lống bóng Đại Bàng Núị Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng từ trên cao đã lao
tới kịp thờị
Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ. Đại Bàng Núi vỗ nhẹ cánh dỗ dành: - Đừng khóc! Anh đưa về với mẹ!
- Nhưng mà em khơng có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân Ngựa:
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn "bay" nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ!
Đại Bàng Núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại
Bàng.
(Theo Thy Ngọc) 3. Vì sao nói tiểu thuyết là thể loại tiêu biểu của văn học hiện đạỉ
4. Phân tích các đặc trưng cơ bản về nội dung và hình thức của thể loại văn học kịch. 5. Thế nào là hành động kịch? Phân tích hành động kịch qua vở kịch sau:
“Lịng dân”
Nhân vật: Dì Năm – 29 tuổi
An – 12 tuổi, con trai dì Năm Chú cán bộ
Lính Cai
Cảnh trí: Một ngơi nhà nơng thơn Nam Bộ. Cửa nhà quay vào phía trong sân khấụ Bên
Thời gian: Buổi trưạ
Má con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vơ. Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy tớị
Cai: - Anh chị kia!
Dì Năm: Dạ, cậu kêu chỉ
Cai: - Có thấy một người mới chạy vơ đây khơng? Dì Năm: - Dạ, hổng thấỵ
Cán bộ: - Lâu mau rồi cậủ Cai: - Mới tức thời đâỵ
Cai: - Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vơ đây (vẻ bực dọc). Anh nầy là… Dì Năm: - Chồng tuị Thằng nầy là con.
Cai: - (Xẵng giọng) Chồng chị à? Dì Năm: - Dạ, chồng tuị
Cai: - Để coị (Quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉ dì Năm). Cứ trói đị Tao ra lịnh mà
(lính trói dì Năm lại).
An: - (Ơm dì Năm, khóc ịa) Má ơi má! Cán bộ: - (Buông đũa đứng dậy) Vợ tôi…
Lính: - Ngồi xuống! (Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn. Dì Năm: - Trời ơi! Tui có tội tình chỉ
Cai: - (Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tơi thưởng. Bằng chị nhận anh này là chồng, tôi bắn chị
tức thời, đốt luôn cái nhà này nữạ
Dì Năm: - Mấy cậu… để tui… Cai: - Có thế chớ! Nào, nói lẹ đi!
Dì Năm: - (Nghẹn ngào) An… (An “dạ”). Mầy qua bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn
năm giạ lúạ Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhaụ
Cai: - Hừm! Thằng nhỏ, lại đâỵ Ơng này có phải tía mày khơng? Nói dối tao bắn. An: - Dạ, hổng phải tía…
Cai: - (Hí hửng) Ờ, giỏi! Vậy là ai nàỏ
An - Dạ, cháu… kêu bằng ba, chứ hổng phải tíạ
Cai: - Thằng ranh! (Ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi!
Cán bộ: - (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại).
Cai: - Để chị này đi lấỵ (Quay sang lính) Mở trói tạm cho chị. (Dì Năm vào buồng). Dì Năm: - (Nói vọng ra) Ba nó để chỗ nàỏ
Cán bộ: - Thì coi đâu đó.
Cai: - Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con ruồi cái hay con ruồi đực mà. Qua mặt
tao không nổi đâu!
Cán bộ: - Có khơng, má thằng An? Dì Năm: - Chưa thấỵ
Cai: - Thơi, trói lại dẫn đi (lính toan trói chú cán bộ thì dì Năm trong buồng nói to).
Dì Năm: - Đây rồi nè (ra). Mấy cậu coị Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con
ông Dừa (đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính).
Cai: - Nè, đọc coi! Lính (đọc): - Anh tên…
Cán bộ: - Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông…
Cai - (Vẻ ngượng ngập) Thôi… Thơi được rồị (Ngó dì Năm, đổi giọng ngọt ngào) Nhà có
gà vịt gì khơng, chị Haỉ Cho một con nhậu chơi hà! (Theo Nguyễn Văn Xe).
6. Tự chọn một thể loại văn học tiêu biểu viết cho thiếu nhi sau 1975 và phân tích các đặc trưng cơ bản của nó.
IIỊ GỢI Ý GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
1. Đi học được tác giả Minh Chinh viết năm 1959, khi anh mới 15 tuổị Sau ngày tác giả hi sinh (1970), bài thơ được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc và trở nên nổi tiếng.
Bài thơ là lời tâm tình của một em bé. Hình thức trữ tình nhập vai này đã cho tác giả sự tự
nhiên để diễn giải nội dung câu chuyện: Sự đối lập giữa hôm qua – thơ dại có mẹ đưa dắt đến
trường và hơm nay – trưởng thành, em bé một mình đi đến lớp. Em đi một mình nhưng khơng hề cảm thấy lẻ loi, quạnh vắng vì có hương rừng, có tiếng suối chảy, có bóng mát của rừng cọ… đó là cả quê hương cùng nâng bước chân em đến lớp. Thêm nữa, ngơi trường thân u có cơ giáo hiền từ và bè bạn vui vầy như vẫn đang hiện hữu, thúc giục, vẫy gọi em. Cả một không gian quê hương đượm hương sắc, ấm áp tình cảm yêu thương hiện lên biết bao thân thương, trìu mến qua con mắt ngây thơ của bé. Đó là niềm hạnh phúc đơn sơ, gần gụi mà thiêng liêng, thắm đượm của trẻ thơ. Nghệ thuật của bài thơ giản dị nhưng thấm đẫm cảm xúc. Thể thơ ngũ ngôn và chất nhạc
đậm đặc đã đem lại hiệu quả thẩm mĩ nổi bật cho tác phẩm.
2. Truyện Đôi cánh của ngựa trắng là một truyện cực ngắn – một dạng thức phù hợp với thiếu nhi, nhất là các em ở lứa tuổi bé. Tuy vậy, tính “truyện” của nó vẫn thể hiện rất rõ ở sự hịa kết hệ thống sự kiện sinh động, đầy kịch tính, ở ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, linh hoạt, bộc lộ rõ tính
cách của từng nhân vật, ở ý nghĩa biểu trưng về mối quan hệ giữa sự trưởng thành của con người với trường đời rộng lớn. Thông điệp đầy tính thực tiễn, giàu giá trị nhân văn của truyện, nhờ thế cũng được bạn đọc nhỏ tuổi dễ nhận ra và tích cực làm theo: Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng hiểu biết, mới mau khôn lớn, trưởng thành; nếu cả đời chỉ quẩn quanh một chỗ, lúc nào
cũng ngại ngần, e sợ thì khơng khơn lên được, sẽ đánh mất đi hạnh phúc khám phá thế giới rộng lớn, kì thú ở xung quanh mình.
3. Với đặc trưng, ưu thế về miêu tả, nắm bắt cuộc sống trong tính “hiện tại” khơng ngừng biến
đổi, sinh thành, tiếp cận con người từ phương diện đời thường, cá nhân với sự tổng hòa nhiều nét
tâm lí, tính cách, chịu sự chi phối trực tiếp, mọi mặt của hồn cảnh xã hội, của mơi trường sống, việc thu ngắn khoảng cách giữa tác giả - tác phẩm – người đọc, ngôn ngữ đa phong cách, giọng
điệu v.v…, tiểu thuyết đã trở thành thể loại đậm đặc chất văn xuôị Đây cũng là những nhân tố
quan trọng mang lại tính năng động, dân chủ trong nhận thức, phản ánh cuộc sống, con người
cũng như ý nghĩa thẩm mĩ, giá trị xã hội của tiểu thuyết, khiến nó trở thành thể loại “vua” trong loại hình tự sự, đang trên đà vận động và phát triển cùng những chuyển biến muôn mặt của hiện thực đời sống.
4. Kịch tính là đặc trưng chủ đạo, nổi bật nhất của kịch. Đó là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâu thuẫn, xung đột, được thể hiện bởi những hành động, ý chí, các khuynh hướng tính cách đối nghịch với nhaụ Cốt truyện trong kịch được tập trung cao độ. Kịch thường được xây dựng trên
cơ sở những diễn biến của duy nhất một hành động bên ngoài, gắn liền với sự đấu tranh của các nhân vật. Lời thoại là yếu tố quyết định trong kịch, biểu thị hành động, ý chí và sự tự khám phá của họ. Lời nói ở kịch và sân khấu nhằm vào địa chỉ hai phía: phía diễn viên (nhân vật) nói với
bạn diễn, đồng thời đấy cũng là độc thoại gửi tới khán giả. Hành động kịch hoặc được theo dõi từ thắt nút đến cởi nút, bao quát một khoảng thời gian dài; hoặc được nắm bắt chỉ ở đỉnh điểm, gần với cởi nút. Tính chất xác định của tính cách cũng là đặc điểm cơ bản của nhân vật kịch và được quyết định bởi lời thoại là hành động của nhân vật.
5. Hành động kịch có ba nghĩạ Thứ nhất: là một hồi trong kịch. Thứ hai: là động tác của các
nhân vật. Thứ ba: là thực hiện ra bên ngồi những mục đích, động cơ, dục vọng trong nội tâm của con người cá nhân như một chủ thể nhằm đạt một kết quả nào đó. Mỗi vở kịch là một chuỗi hành
động như thế của những chủ thể, những cá nhân khác nhau; nhưng diễn ra hoặc song song, hoặc
là nối tiếp, cái này là nguyên nhân của cái kia, xô đẩy lẫn nhau tạo thành một môi trường đầy
kịch tính của những mâu thuẫn, xung đột căng thẳng địi hỏi phải giải quyết, tạo điều kiện để phát triển tính cách nhân vật và nội dung vở kịch.
Vở kịch Lịng dân có những hành động chủ yếu: Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt nên chú đã chạy vơ nhà dì Năm; Dì Năm vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không
nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì. Dì bình tĩnh nhận
chú cán bộ là chồng, chấp nhận cái chết, chỉ xin được trăn trối, căn dặn con mấy lờị Dì vờ hỏi
chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo; An đã làm cho bọn giặc mừng hụt; chú cán bộ thì “nhập vai” chồng, cha rất khớp, rất tự nhiên; bọn cai và lính thì dọa nạt, qt tháo, nham hiểm, xảo quyệt nhưng phải chịu tẽn tò, xuống nước vì thấp cơ, thua trí những người dân kiên trung với cách mạng v.v… Cùng với những đặc trưng tương ứng trong giọng điệu đối thoại của từng nhân vật (giọng cai và lính: hống hách, xấc xược; giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên; ở đoạn sau: khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăn với con khi bị địch dọa bắn chết, bình tĩnh vừa đánh lừa giặc vừa “mớm” câu trả lời cho chú cán bộ; giọng An: lo lắng cho má, nhưng tinh khôn biết “gài bẫy” để giặc mắc lừa v.v...), các hành động này thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật trong vở kịch: dì
Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khơn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ; An: ngây thơ nhưng rất thông