IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Đặc sắc của hình tượng nhân vật từ chất liệu ngôn từ
Xuất phát từ mục đích làm nổi rõ mối liên hệ giữa sự hình thành, hồn thiện nhân cách một vĩ nhân với cội nguồn dân tộc như đã nói ở trên, trong cả ba tiểu thuyết, Sơn Tùng và Hồ Phương
đã chủ động khai thác thế mạnh của ngơn ngữ dân gian để khắc họa tính cách nhân vật. Sự gia
tăng chất liệu văn học bình dân như một thủ pháp “lắp ghép” nhuần nhuyễn vào cấu trúc tác phẩm là một cách tân đáng ghi nhận của người viết.
Trải dài trên một không gian rộng lớn suốt từ Bắc chí Nam, bằng vốn sống dồi dào của một người từng trải, tác giả CVC đã tái hiện sinh động, nhuần nhuyễn ảnh hưởng qua lại giữa quá
trình trưởng thành của nhân vật trung tâm Nguyễn Sinh Côn – Nguyễn Tất Thành với cái nôi văn hóa của mỗi vùng miền, đặc biệt là lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của nhiều tầng lớp người khác nhaụ Với BSX, BSV, tần suất những sáng tác văn học truyền miệng khá cao và thực sự phát huy lợi điểm của chúng. Có những câu tục ngữ, ca dao được sử dụng nguyên văn: “Sinh con sáng dạ làu làu – Nhớ mẹ ngày trước chăm lau đĩa đèn”, “Sinh con quý tử khó ni – Trồng cây ngon trái lắm người lăm le”, “Nhà có phúc sinh con giỏi lội – Nhà có tội sinh con hay trèo”, “Con dại cái mang”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “Rồng chầu ngoài Huế - Ngựa tế Đồng Nai - Nước sông trong sao lại chảy hoài - Thương người nho sĩ lạc loài đến đây”,… (BSX); “Oan hồn thì hồn hiện”, “Nghe như vịt nghe sấm”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ vét lá đầu đường”, “Bao giờ bánh đúc có xương - Bao giờ mẹ ghẻ lại thương
con chồng”, “Cha già con cọc”, “Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời”, “Dẫu thơm dẫu đẹp hoa lài - Đàn bà con gái chớ cài lên khăn”, “Người hiền ni sói hóa nai - Người ác ni thỏ lại lai lợn lòi”, “Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một bệnh”, “Đưa con vô Nội mất con - Phò mã tốt áo chẳng còn cố tri”,… (BSV). Có trường hợp được tái tạo lại, dưới dạng lời dẫn gián tiếp – một thành phần trong đối thoại của nhân vật: “Chúc cháu đi được trơn bọt ngọt lạch, chân cứng
đá mềm” (BSX); “Con nòi của giống, ơng cha nói nỏ có sai”, “Cậu là con nhà khoa bảng, con nhà
thầy, nhà quan mà đến nhà tui, phận bần hàn ni là rồng đến nhà tơm”, “Anh em mình nhỏ đầu nên dễ chui, hai anh nhể”, “Con phải nhớ câu: “Nhịn miệng thết khách”. Không ai lại làm cái việc: “Đãi khách nhẹ dầu tăm, mình ăn gắp nặng đũa”. Những kẻ vơ tâm mới cắm đầu ăn cho no bụng mình chẳng nghĩ đến phần aị Nhà mình tuy ít của nhưng biết có miếng ăn chia cho đều, có cái
tình thì thương cho khắp. Của ăn thì hết, của cho thì cịn. Con nhớ kĩ cái điều ấy” (BSV)… Có
trường hợp nơm na, chân mộc nhưng cũng khơng ít phát ngôn rất hàm súc, thâm thúy của người tài cao, học rộng: “Ẩm thủy tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn), “Hữu chí giả, sự cánh thành” (người có chí thì việc ắt sẽ nên). Có câu dẫn ra để minh định, đồng tình, nhưng cũng có lúc nó là ngun cớ cho sự tranh biện, bộc lộ chính kiến: “Mẹ ơi, cái tục lệ coi bông hoa lài như cô gái
khơng đứng đắn, nó thế nào ấỷ Lại cịn gán cho những người đàn bà con gái cài hoa lài lên khăn cho thơm cũng bị coi là người hư hỏng? Sao các cụ, các thầy lại thích uống trà ướp hoa làỉ Ồ! Tục lệ ấy ngẫm thấy khơng hay mà cịn dở nữa mẹ ạ” (BSV).
Những đại diện ưu tú của văn học truyền khẩu này vẫn tồn tại đẳng lập với vốn ngôn từ
gian đan xen một cách hợp lí, đúng lúc, với dung lượng vừa phải góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật, khẳng định căn cốt của sự hình thành tư cách và phẩm giá con người phải từ cội nguồn truyền thống. Người đọc cũng dễ nhận thấy quan niệm nghệ thuật tiến bộ của tác giả: Con người, nhất là những bậc vĩ nhân, luôn là sự lắng kết tinh hoa văn hóa cộng đồng; đó là điểm tựa của
niềm tin, của lẽ sống, của lí tưởng... Nhờ vậy, lúc nào, ở đâu trong tâm hồn họ cũng hiện diện rõ ràng một gương mặt đất nước, q hương. Ngun nhân thành cơng của kĩ thuật hịa phối tinh diệu các phong cách ngôn ngữ này là bởi cả nhân vật lẫn người viết “luôn luôn gần người biết đi dưới ánh sáng của nhân dân” (BSV). Chính vì thế, tính giáo dục được nâng lên một mức cao hơn nhưng vẫn rất dung dị, phù hợp với tầm đón nhận của người đọc.
Sự hiện diện lớp ngôn ngữ truyền thống đã tạo ra những thay đổi rất lớn về mặt kết cấu, cốt truyện. Trong BSX, bên cạnh hệ thống tục ngữ, ca dao nói trên, Sơn Tùng cịn đưa vào khơng ít những truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian (Thạch Sanh, Mị Châu - Trọng Thủy,
Tống Trân Cúc Hoa, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Truyền thuyết Tướng cụt đầu,…), những câu hát
ru, những bài đồng dao của trẻ con. Ở BSV, mạch truyện giãn nở, khi ra xa, lúc về gần nhờ hàng loạt những câu chuyện, những huyền tích: sự tích Chử Đồng Tử, các tích trong Tả truyện, những bài vè dân gian, những câu đồng dao ngộ nghĩnh, những điệu hành vân, điệu hị mái nhì man mác v.v… Đây cũng là nhân tố để tác giả tơ đậm tính cách của cậu bé Nguyễn Sinh Cơn: Một con
người luôn khát khao học hỏi, ham hiểu biết, một nhân cách lớn được bồi đắp nên bằng chính
dưỡng chất của nguồn cội dân tộc.
***
Tiến trình văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, tiểu thuyết cho thiếu nhi nói riêng, thể hiện rất rõ quy luật kế thừa và cách tân của hoạt động sáng tác văn hóa nghệ thuật. Quy luật này cho thấy sự chủ động, sáng tạo cùng ý thức trách nhiệm của nhà văn khi tiếp cận những mảng
hiện thực đã cũ hoặc khá nhạy cảm với quyết tâm bổ sung, làm mới thành tựu văn học dân tộc. Tìm sự mới lạ dâng hiến độc giả nhỏ tuổi qua đề tài Bác Hồ - một đề tài khơng cịn nhiều tính
thời sự, lại đã có khơng ít những thành tựu được ghi nhận, để các em càng kính yêu, càng thấy
gần gũi hơn với Bác là một sự dũng cảm giàu tính nhân văn và rất đáng trân trọng của người viết. Khác với các sáng tác giai đoạn trước, tiểu thuyết viết về Bác Hồ cho thiếu nhi hơn ba thập kỉ qua đã tiếp cận hình tượng nhân vật trong sự đa dạng, phong phú về tâm lí, tính cách. Vượt lên những khn mẫu, lối mịn cơng thức, nhà văn nhìn nhận và khai thác mọi vấn đề trong chiều sâu mới, chân thực, tồn diện, khách quan hơn. Khơng chỉ hướng tới những vấn đề có ý nghĩa lớn lao như lịch sử, cộng đồng, người viết còn quan tâm nhiều hơn đến từng biểu hiện chân thực, sinh động của thế giới nội tâm, chú trọng cả những cái bình thường lẫn phi thường trong nhân cách
của Bác thuở thiếu thờị Chính quan niệm con người đời thường – thế tục đã góp phần đắc lực để
đổi mới thi pháp, mang lại chất văn xuôi – một phẩm chất tiêu biểu của truyện đương đại, tạo ra
sự cộng hưởng giữa chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ của văn học dành cho trẻ em hôm naỵ Sức hấp dẫn của các tiểu thuyết này không chỉ là do do bút pháp phác họa hình tượng theo lối tả thực cổ điển hay dày công tạo dựng một cốt truyện chỉn chu, giàu kịch tính mà cịn là vì
chúng đã lí giải một cách thuyết phục mối quan hệ giữa cội nguồn truyền thống với sự hình thành bản lĩnh, nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn Bác ngay từ thời thơ trẻ; nhờ thế đã tạo nên những rung động sâu xa, bền vững nơi bạn đọc xuất phát từ những nhận thức, tình cảm và trách nhiệm đúng đắn,
tích cực đối với cha ơng, tổ quốc mình.
(Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 5, 2011)
Chương 5