CỐT TRUYỆN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1 Khái niệm sự kiện (biến cố) và cốt truyện

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 52 - 53)

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÁC PHẨM VĂN HỌC

4.4. CỐT TRUYỆN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1 Khái niệm sự kiện (biến cố) và cốt truyện

4.4.1. Khái niệm sự kiện (biến cố) và cốt truyện

Sự kiện nói chung là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó. Chẳng hạn ở Dế Mèn phiêu lưu

kí (Tơ Hồi), việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt khiến nhân vật vô

cùng hối hận để nghĩ về những bài học đường đời đầu tiên của mình; hoặc hành động cà khịa với bác Xiến Tóc, bị bác ta cắt cụt hai sợi râu để rồi học thêm một bài học nhớ đời về cái giá phải trả cho thói kiêu ngạo, hống hách vô lối của nhân vật trung tâm này là những sự kiện tiêu biểụ Với

Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), từ sự kiện cậu bé An, một học sinh thành phố miệt Tiền

khơng kém phần mạo hiểm, hồi hộp, kì thú khắp vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, cùng với nó là sự trưởng thành cả về thể chất, tình cảm, nhận thức, lối sống, lí tưởng,… của nhân vật đã diễn rạ Qua ngòi bút tài hoa quyện cùng tình cảm u mến, gắn bó với mảnh đất và con người Nam

Bộ của tác giả, bạn đọc không chỉ được cùng An phiêu lưu với nhiều sự kiện, tình tiết bất ngờ,

thú vị mà cịn bị chinh phục, cuốn hút bởi vẻ đẹp, sự giàu có của thiên nhiên, những phẩm chất

bình dị mà cao cả của con người vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Trong văn học nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng, các sự kiện nổi tiếng thường để lại dấu

ấn sâu đậm trong lịng người đọc. Ví như người anh tham lam, làm trái lời dặn của đại bàng, khơng

may túi ba gang mà may túi chín gang nên đã trả giá bằng mạng sống của mình (Cây khế). Cậu bé Lượm thích ở đồn Mang Cá hơn ở nhà (Lượm - Tố Hữu). Câu chuyện “buồn ơi là sầu” của thằng cu Mùi (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh)…

Trong thơ cũng có các sự kiện làm nền như Thương ông (Tú Mỡ), Ông và cháu (Phạm Cúc), Ngày hôm qua (Bế Kiến Quốc), Tiếng chổi tre (Tố Hữu)… Sự kiện trong thơ thường là sự kiện gây

rung động cho người đọc và thường nằm ở tầng chìm, khơng thuộc vào đối tượng biểu hiện của nhà thơ.

Mỗi sự kiện có một nguyên nhân và hậu quả của nó, do đó nó có thể mở rộng thành cả một cốt truyện. Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) xoay xung quanh sự kiện thất lạc bố mẹ trong một lần chạy giặc của bé An. Theo bước chân lưu lạc của cậu bé, người đọc có một hành trình kì thú

để khám phá vẻ đẹp hồn hậu, thủy chung của con người và thiên nhiên hoang sơ, ám gợi của

phương Nam thời kháng chiến chống Pháp. Sự kiện trong tác phẩm, vì thế, mang ý nghĩa nhân sinh, xã hội và thể hiện phạm vi quan tâm của tác giả. Liên hệ các sự kiện cùng loại trong một tác phẩm sẽ cho ta thấy cái nhìn của nhà văn.

Cốt truyện là một lĩnh vực của hình thức nghệ thuật, nó chỉ những lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính cốt truyện đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả

trong tác phẩm cũng như một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện, lí giải tính cách của chúng. Cái dệt nên cốt truyện là hành động bên ngoài và bên trong của các

nhân vật. Chức năng quan trọng của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Trong các thể loại văn học, cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch, nhưng thường khơng có mặt trong các tác phẩm trữ tình.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học và văn học thiếu nhi (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)