IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Nhiều tác giả, Văn học trẻ em Nxb Kim Đồng, Hà Nội 1982, tr
4.6.4. Phân biệt bố cục và kết cấu
Bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương, đoạn, các nhân vật, sự kiện, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Cịn kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Nó bao gồm mối liên hệ bên ngồi và bên trong của các yếu tố nội tại cấu thành nội dung tác phẩm.
Bố cục chỉ là một phương diện của kết cấu, là bề mặt của kết cấụ Ngồi bố cục ra, kết cấu cịn bao gồm: Tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian, không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức cốt truyện... Chẳng hạn, với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của
Nguyễn Nhật Ánh, bố cục gồm 12 chương: Chương 1: Tóm lại là hết một ngày; Chương 2: Bố mẹ tuyệt vời; Chương 3: Đặt tên cho thế giới; Chương 4: Buồn ơi là sầu; Chương 5: Khi người ta lớn; Chương 6: Tôi là thằng cu Mùi; Chương 7: Tôi ngoan trong bao lâu; Chương 8: Chúng tôi trở thành lũ giết người như thế nào; Chương 9: Ai có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?; Chương 10: Và tôi đã chìm; Chương 11: Trang trại chó hoang; Chương 12: Cuối cùng là chuyến tàu
khơng có người sốt vé. Ngồi ra, ở đầu truyện có lời tựa là câu thơ “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”; cuối tác phẩm với phần “vĩ thanh” gồm tồn bộ bài thơ Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ của Robert Rojdesvensky; ở trang bìa bốn cịn có thêm lời đề từ của Nguyễn Nhật Ánh: “Tôi viết
cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”.
Kết cấu của tác phẩm, ngoài bố cục nêu trên, còn là sự tổ chức một cốt truyện “đảo tuyến”, gấp khúc thời gian, là sự dịch chuyển liên tục điểm nhìn trần thuật giữa hai cực quá khứ và hiện tại, là sự đối lập trong tâm lí, cách nhìn, cách sống,… giữa trẻ em và người lớn, là cái nhìn hướng nội gắn với tâm trọng hoài vọng, tiếc nuối của người kể chuyện trên chuyến tàu trở lại tuổi thơ…
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 4
Ị NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Chương này yêu cầu người học nắm được các phương diện chủ yếu thuộc nội dung, hình thức của tác phẩm văn học và mối quan hệ mật thiết giữa chúng trong chỉnh thể nghệ thuật của sáng tác ngôn từ như: đề tài, chủ đề, nhân vật, cốt truyện, kết cấu… Từ những kiến thức đã đọc,
sinh viên có điều kiện vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và văn học ở nhà trường phổ thơng, góp phần bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho bản thân và học sinh tiểu học.
IỊ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Tại sao trong nghiên cứu văn học chúng ta phải chú trọng tính chỉnh thể của tác phẩm? 2. Trình bày những nội dung cơ bản của đề tài trong văn học thiếu nhị
3. Phân tích các phương diện chủ yếu của đề tài thiên nhiên trong mảng sáng tác cho tuổi thơ. 4. Cho biết mối quan hệ giữa chủ đề và đề tài trong tác phẩm văn học.
5. Phân biệt trần thuật và miêu tả. Lấy ví dụ minh họạ
6. Vì sao nói nhân vật văn học không phải là “bản dập” của con người ngồi đờỉ
7. Phân tích những dấu hiệu cơ bản để nhận biết nhân vật văn học qua truyện sau đây: “Người ăn
xin”
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôị Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ơng già chìa trước mặt tơi bàn tay sưng húp, bẩn thỉụ Ơng rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tơi lục tìm hết túi nọ túi kia, khơng có tiền, khơng có đồng hồ, khơng có cả một chiếc khăn taỵ Trên người tơi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tơị Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩỵ
Tơi chẳng biết làm cách nàọ Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu khơng có gì để cho ơng cả.
Người ăn xin nhìn tơi chằm chằm bằng đơi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và
tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồị – Ơng lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tơi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ơng lãọ (Theo Tuốcghênhép)
9. Tự chọn một hình tượng nhân vật tiêu biểu trong truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 và phân tích những đặc trưng cơ bản trong cách thức xây dựng nhân vật nàỵ
10. Phân biệt bố cục và kết cấu của tác phẩm văn học qua bài thơ Sắc màu em yêu của Phạm
Đình Ân (Tiếng Việt 5, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006).
11. Phân biệt kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâụ Chỉ ra hai kiểu kết cấu này qua bài thơ dưới đây:
Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tơi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hơi mặn Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn cịn một thứ quả non xanh.
(Nguyễn Khoa Điềm) IIỊ GỢI Ý GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
1. Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách rời của tác phẩm văn học. Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và qua hình thức tác phẩm. Do đó, tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội dung. Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm.
Các khái niệm hình thức, nội dung chỉ là kết quả sự trừu tượng hoá của tư duy nghiên cứu khoa học; trên thực tế tác phẩm không thể phân chia tách rời chúng, bởi vì hình thức khơng phải cái gì khác mà chính là nội dung trong dạng tồn tại có thể cảm thụ trực tiếp của nó, nội dung khơng phải cái gì khác mà chính là hàm nghĩa nội tại của hình thức nàỵ Vì thế, trong nghiên cứu văn học, nếu phân lập hình thức khỏi nội dung nghĩa là thủ tiêu chính nội dung, và ngược lại, tách nội dung khỏi hình thức nghĩa là thủ tiêu hình thức. Trong tác phẩm nghệ thuật, nhất là những sáng tác có giá trị thực sự, nội dung và hình thức phải hồ hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác vậỵ
2. Hệ thống đề tài trong văn học thiếu nhi rất phong phú, đa dạng và đa phần sát hợp với cuộc
sống, tâm lí, nhận thức của các em. Điều này là cơ sở để văn học thực hiện tốt các chức năng của loại hình nghệ thuật ngơn từ - món ăn tinh thần khơng thể thiếu của trẻ. Có thể đơn cử một số đề tài xuất hiện với tần số cao và có được những thành cơng nhất định trong văn học thiếu nhi như:
- Đề tài thầy cô, trường lớp: Truyện: Chú bé sợ toán (Hải Hồ), Những tia nắng đầu tiên (Lê Phương Liên), Cuộc phiêu lưu của những con chữ (Trần Hoài Dương), Vua lũ đồ chơi (Quế Hương), Đường về với Mẹ Chữ (Vi Hồng)…; Thơ: Ngày hôm qua (Bế Kiến Quốc), Đi học (Minh Chính), Cả nhà đi học (Cao Xuân Sơn), Quyển vở của em (Quang Huy), Chuyện ở lớp (Tô Hà),
Bàn tay cô giáo (Định Hải), Mẹ và cô (Trần Quốc Toàn), Cái trống trường em (Thanh Hào).. .
- Đề tài lao động: Truyện: Ngày công đầu tiên của cu Tí (Bùi Hiển), Tổ tâm giao (Trần
Thanh Địch), Hai ông cháu và đàn trâu (Tơ Hồi)…; Thơ: Nắng (Mai Văn Hai), Hạt gạo làng ta,
Khi mẹ vắng nhà (Trần Đăng Khoa), Mỗi người một việc (Nguyễn Văn Chương), Nấu bữa cơm đầu tiên (Trần Quốc Toàn), Thỏ thẻ (Hoàng Tá), Tiếng chổi tre (Tố Hữu), Thợ rèn (Khánh
Nguyên),…
- Đề tài gia đình: Truyện: Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi), Kẻ thù (Quế Hương), Điểm tám
(Nguyên Hương), Tâm hồn mẹ (Nguyễn Huy Thiệp), Áo em cài hoa trắng (Võ Hồng)…; Thơ: Mẹ vắng nhà ngày bão (Đặng Hiển), Quà của bố (Phạm Đình Ân), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Ông và cháu (Phạm Cúc), Mẹ (Trần Quốc Minh), Ngưỡng cửa (Vũ Quần Phương), Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương), Sang năm con lên bảy (Vũ
Đình Minh),…
- Đề tài quê hương đất nước: Truyện: Tảng sáng, Quê nội (Võ Quảng), Bí mật hồ cá thần
(Nguyễn Quang Thiều), Về quê nội (Hồng Văn Bổn), Xóm lị heo (Nguyễn Trí Cơng), Tuổi thơ
dữ dội (Phùng Quán), Người con gái bên sông Kinh Thầy (Đỗ Thị Hiền Hòa)…; Thơ: Tre Việt
Nam (Nguyễn Duy), Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân), Quê hương (Đỗ Trung Quân), Vẽ quê hương (Định Hải), Cầu chữ Y (Đặng Hấn), Mặt trời xanh của tơi (Nguyễn Viết Bình), Thành phố mười mùa hoa (Lệ Bình),…
- Đề tài lồi vật: Trước Cách mạng tháng Tám, văn học thiếu nhi đã có những truyện viết
về loài vật đặc sắc như Con dế mèn, Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ ngựa, Chuột thành phố, Đám
cưới chuột, Ngọn cờ lau… của Tơ Hồị Sau 1945, mảng sáng tác này cũng có nhiều thành tựu: Cái tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Cá chuối con (Xuân Quỳnh), Ếch xanh đi học (Nguyễn
Kiên), Đơi cánh của Ngựa trắng (Thy Ngọc), Xóm đồ chơi (Lưu Thị Lương), Bí mật giữa tơi và
Thằn lằn đen (Lý Lan)…
Những truyện này đã nhân hóa thế giới loài vật với con mắt trẻ thơ khá ngộ nghĩnh. Đó
khơng phải là những chuyện xa lạ, mà chính là viết về con người, về cuộc sống. Nội dung của chúng thường ngắn gọn, vui tươi, ngộ nghĩnh, có nhiều yếu tố bất ngờ, dễ thuộc, dễ nhớ, ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng, tế nhị, ít khiêng cưỡng. Một đặc tính cơ bản của loại truyện này là trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. Bao trùm lên nhiều truyện là lòng nhân áị Nhờ thế, truyện đem đến cho các em những kiến thức khoa học gần gũi và bổ ích, giúp các em hiểu thêm các loài vật, sự
vật, hiểu thêm về thế giới xung quanh mình. Tác giả viết truyện lồi vật phải vừa am hiểu con vật vừa am hiểu con người, nhưng điều quan trọng là phải biết kết hợp hai khía cạnh đó và lồng vào
câu chuyện cho thật nhuần nhuyễn, khéo léo, tự nhiên, tránh kín quá và tránh lộ liễu, gán ghép. - Đề tài lịch sử: Những sáng tác văn học lấy đề tài trong lịch sử có mục đích giáo dục về
truyền thống cho các em, nhưng chính là phải gợi ý cho các em những suy nghĩ về hiện tại và khơi lên những mơ ước về tương lai cho tâm hồn của trẻ. Ở đây, lịch sử là một trong những cái
cầu để tác giả dẫn dắt các em vào hiện tại và mơ ước tương laị Với đề tài này, người viết có một
địa bàn hoạt động vơ cùng rộng lớn để thể hiện mọi mặt hoạt động đấu tranh của ông cha chúng
ta để các em được biết sự nghiệp của các thế hệ trước mình, góp phần đắc lực nhóm cao ngọn lửa yêu nước, yêu dân tộc trong lịng các em, làm tăng thêm tình yêu của các em đối với nhân dân lao
động, những người làm nên lịch sử, giúp các em thấm nhuần những bài học lịch sử tràn ngập mồ
hôi, máu và nước mắt của dân tộc, thấu hiểu được những gì cha ơng đã làm ra trước kia chính là làm cho các em hôm nay v.v… Qua sáng tác về đề tài lịch sử, các em sẽ học được những gương
sáng của những anh hùng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên, rút ra được những bài học lịch sử tràn đầy vinh quang hoặc thấm đẫm mồ hôi nước mắt của cha anh. Các em sẽ tự hào và yêu mến hơn những người đã đi trước, những gì cha ơng để lại, biết quý trọng di sản của cha ơng và sẽ nghĩ rằng mình phải làm gì để xứng đáng với tổ tiên.
Nhân vật chính là nhân vật có thật trong lịch sử. Sự kiện chính cũng là sự kiện có thật trong lịch sử. Còn những nhân vật hư cấu trong truyện lịch sử là người viết dựng nên. Những nhân vật này khơng có ghi chép trong lịch sử nhưng có thể hoặc chắc chắn phải có trong lịch sử: Một chú học trị nghèo, một cơ gái mồ cơi cha mẹ, một em bé nơ tì,… Nhưng khơng phải vì thế mà người viết có quyền “bịa” bừa bãị Các sự kiện lịch sử không nên viết khác đi; chuyện của nhân vật lịch sử này không nên gán sang nhân vật lịch sử khác; điều kiện sinh hoạt xã hội thời này không nên dùng cho thời khác…
Các truyện tiêu biểu về đề tài lịch sử: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tướng quân Nguyễn Chích,
Trương Định, Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nước Chương Dương (Nguyễn Huy Tưởng), Chọn soái
(Quách Thọ), Bố Cái đại vương, Người lão bộc của vua Quang Trung, Sóng gió Bạch Đằng (An Cương), Nghĩa qn sơng Đà, Mưu trí Đề Thám (Mai Hanh), Pháo đài trên đồng nước (Mộng
Lục), Sao Khuê lấp lánh (Nguyễn Đức Hiền),…
- Đề tài hiện đại trong văn học thiếu nhi phản ánh sinh hoạt sôi nổi của các em, chủ yếu trên các mặt lao động, học tập và vui chơi, qua đó đưa lại cho các em những bài học có ý nghĩa giáo dục theo 5 điều dạy của Bác Hồ, tạo cho các em có ý thức lao động, lịng biết ơn và quý trọng
những người lao động,… Cũng trong lao động, ý thức của các em được hình thành và dần dần trở thành phẩm chất quan trọng của mỗi thiếu nhị Đó cũng là chủ đề được nhà văn thể hiện dưới
nhiều khía cạnh phong phú. Điều này có thể nhận thấy trong nhiều truyện của Ma Văn Kháng
(Chó Bi đời lưu lạc, Cơi cút giữa cảnh đời), Nguyễn Nhật Ánh (Kính vạn hoa, Tơi là Bê Tơ, Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ…), Nguyễn Ngọc Thuần (Một thiên nằm mộng, Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ…), Quế Hương (Chiếc vé vào cổng thiên đường
xanh, Bí Đỏ và…), Lưu Thị Lương (Xóm đồ chơi); trong thơ của Nguyễn Hoàng Sơn (Dắt mùa thu vào phố), Trần Mạnh Hảo (Mèo đi guốc, Chuồn chuồn cắn rốn), Phạm Đình Ân (Tắc kè hoa, Đất đi chơi biển), Đặng Hấn ( Búp trên cành), Cao Xuân Sơn (Mèo khóc chuột cười, Con chuồn chuồn đẹp nhất), v.v…
Nếu như đề tài quá khứ là cần thiết thì đề tài hiện tại, viết về cuộc sống mọi mặt của nhân dân, viết về hoạt động của các em trên mọi lĩnh vực của sinh hoạt hơm nay lại càng có ý nghĩa cấp bách. Không thể để cho cuộc sống trôi qua mà khơng ghi lại hình ảnh của nó, để có tác dụng tích cực đối với trẻ em đương thờị Đề tài hiện đại chính là đề tài có ưu thế hơn cả trong việc đáp
ứng yêu cầu đó. Mỗi người viết cho thiếu nhi hơm nay đều đứng trước yêu cầu phải nhận thức,
nắm hiểu, miêu tả đối tượng phản ánh là chính các em với những cảnh ngộ, tâm trạng riêng. Sự phân hóa có thể nói thành hai phía: phía dư đủ, thừa thãi về đời sống vật chất và phía thiếu thốn,
thậm chí cay cực, trong kiếm sống hàng ngàỵ
- Đề tài về những bất hạnh của trẻ thơ: Truyện: Vua lũ đồ chơi, Bà mụ của búp bê, Tí bụi, Ả
ìa âủ (Quế Hương), Bây giờ bạn ở đâủ (Trần Thiên Hương), Cái Ngần (Hạ Huyền)…; Thơ: Thằng kem (Lê Thái Sơn), Thằng nhóc phố tơi (Cao Xn Sơn), Chia chữ (Trần Hoàng Vy), Tuổi thơ – cánh diều (Trần Hồng)…
3. Thiên nhiên trong thơ viết cho các em trước tiên phải là “thiên nhiên trong mắt các em thơ”. Ở
đó, cái “Góc sân và khoảng trời” đầu tiên mà trẻ tiếp xúc sẽ hằn sâu trong trí nhớ các em cho đến
khi về già, góp vào cái nền quan trọng trong việc hình thành tính cách của các em sau nàỵ Một
đường cây, một vườn hoa sặc sỡ, cơn mưa đầu mùa hạ với tiếng sấm vỡ ra trên bầu trời náo nức,
vòm hoa gạo đỏ như lò than khổng lồ rừng rực cháy, đám mây râm mát, cơn gió trải trên cánh đồng xanh mướt lá ngô non các em đang chạy thả diều… hấp dẫn biết bao những cặp mắt ngây
thơ của các em. Trong tâm hồn chưa bận bịu việc đời, khoảng trời ấy thấm vào các em như một niềm say mê. Thơ văn viết về một thiên nhiên như thế, tự thân nó đã có một ý nghĩa giáo dục về thẩm mĩ, về lòng yêu đời, yêu quê hương, đất nước. Với mảng đề tài thiên nhiên sinh động và hấp dẫn, văn học đã thức dậy trong các em những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh và sự yêu thương tha
thiết với đời, góp phần giáo dục tình u thiên nhiên cho trẻ.
Trong truyện thần thoại, thiên nhiên được nói đến chủ yếu như một lực lượng đe dọa đối