IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÁC PHẨM VĂN HỌC
4.2. TÀI VÀ CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC 1 Đề tà
4.2.1. Đề tài
Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm, chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học để nhằm khái quát lên thành những vấn đề có ý nghĩa sâu rộng. (Riêng đối với phần lớn sáng tác thơ trữ tình, khái niệm đề tài gần như đồng nhất vào khái niệm chủ đề.)
Phạm vi cuộc sống mà tác giả miêu tả trong tác phẩm văn học vô cùng phong phú vì thế đề tài cũng hết sức phong phú, đa dạng. Trong tác phẩm có chuyện con người, lại có chuyện về loài vật, về cây cỏ (như truyện ngụ ngơn), có chuyện của thế giới hiện thực và cũng có chuyện của thế giới thần tiên hay ma quái (như truyện thần thoại, cổ tích, truyền kì, chí qi… ), thiên đình hay
địa ngục, có chuyện hơm qua, chuyện hôm nay và chuyện của mai sau v.v... Có thể nói, cuộc
sống có bao nhiêu “những cái gì” thì cũng có bấy nhiêu “cái đó” có mặt trong các trang viết của văn học nói chung, sáng tác cho thiếu nhi nói riêng. Từ những đề tài lớn như dân gian và lịch sử, cách mạng và kháng chiến, chiến đấu và xây dựng, tổ quốc và quê hương, Bác Hồ và dân tộc... cho đến những sự vật, những hình ảnh mà các em tiếp xúc hằng ngày hoặc cần có lời giải đáp
mỗi ngày như: hoa nở, chim hót, ong và bướm, mẹ và cơ, hương thơm và gió thổi, cái áo của thỏ con, trí khơn của con ngườị.. đều có thể trở thành đề tài trong sáng tác cho tuổi thơ, không hơn
khơng kém, đều có thể gợi lên trăm nghìn vang động trong tâm hồn của trẻ. Thậm chí các sự vật
“vô tri vô giác” quanh các em cũng có thể trở thành hình ảnh một “con người” năng nổ, ngộ
nghĩnh, có sức lơi cuốn mạnh mẽ đối với lứa tuổi nàỵ Đa phần các đề tài đó đều gắn với vốn sống, vốn hiểu biết của các em, đánh thức năng lực tiềm tàng của bạn đọc nhỏ tuổị
Người ta thường căn cứ trên hai phương diện chính là giới hạn bề ngoài và phương diện bên trong để xác định một đề tàị
Ở giới hạn bề ngoài, đề tài dường như tương ứng với phạm vi hiện thực được phản ánh
trong tác phẩm. Ví dụ: Đề tài về lao động sản xuất, đề tài kháng chiến, đề tài nông dân, đề tài phụ nữ, đề tài miền núi, đề tài về thiên nhiên, về loài vật, đề tài thiếu nhi, đề tài gia đình, nhà trường v.v... Trong phương diện này, các phạm trù lịch sử, xã hội đóng vai trị rất quan trọng. Đó là cách
định danh đề tài theo kiểu: thơ viết về mái trường, về chú bộ đội, văn học viết về các anh hùng
dân tộc, về Bác Hồ, thầy cô, bạn bè,...
Tuy nhiên, đối tượng nhận thức của văn học là cuộc sống, con người xã hội với tính cách và số phận của nó, với quan hệ nhân sinh phức tạp của nó. Do vậy cần đi sâu tìm hiểu phương diện
bên trong của đề tàị Đó chính là cuộc sống nào, con người nào được miêu tả trong tác phẩm. Có đi vào phương diện này, mới thấy được giới hạn đích thực của phạm vi cuộc sống được miêu tả trong sáng tác ngôn từ. Khi nói về đề tài lồi vật, cỏ cây, cảnh trí thiên nhiên... thì chỉ là nói ở giới hạn bề ngồị Cịn đề tài thực sự của chúng là phải xem chúng được xây dựng để biểu đạt những cảm xúc nào, ám chỉ các quan hệ nàọ.. Chẳng hạn, với bài thơ Một mái nhà chung (Định Hải), nhà thơ đặt vấn đề: mọi sinh vật sống trên trái đất đều cần được che chở. Mái nhà là hình thức che chở có thể có mn hình mn vẻ - Mái nhà của chim là những tán lá, mái nhà của cá là những lớp sóng xanh,
mái nhà của ốc chính là cái vỏ của mình… Cịn mái nhà của em bên giàn gấc chín, có hoa gừng đỏ và những ngọn cau múa lá. Nhưng mọi mái nhà riêng lại được che chở bởi mái nhà chung, mái nhà lợp bằng tiếng chim, đan bằng những tia nắng. Đó là bầu trờị Như thế, sự sống cần được bảo vệ,
trẻ thơ càng cần được bảo vệ. Giữa hai phương diện này, giới hạn bên trong giữ vai trò chủ đạọ
Chỉ xem xét giới hạn bên trong mới có thể xác định đúng đề tài tác phẩm.
Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đất nhất định của hiện thực. Tuy nhiên, không phải vì thế mà đồng nhất đề tài với đối tượng được phản ánh trong văn học. Đối tượng là một cái gì đó bên ngồi tác phẩm, đối diện với tác phẩm. Còn đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn, gắn
liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ v.v... của nhà văn. Chính vì lẽ đó mà có khi các nhà văn cùng lựa chọn một phạm vi hiện thực như nhau lại có thể có
những đề tài khác nhaụ Mặc dù cùng viết về một loại đối tượng (những chú ve – nghệ sĩ của mùa hè) nhưng đề tài của Kiến và ve sầu (La-Phông-ten) và Tiếng ve (Tế Hanh) là không giống nhaụ
Kiến và ve sầu là truyện ngụ ngôn viết về đề những kẻ lười biếng, chỉ biết vui chơi, không chịu
lao động để rồi phải mang họa vào thân. Trong khi đó, Tiếng ve lại là những phát hiện thú vị về những con người thầm lặng lao động hết mình để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, nhất là cho trẻ thơ.
Đề tài trong tác phẩm văn học lớn thường là hệ thống các đề tài, chứ không chỉ đơn nhất
một đề tài nào đó. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở chỗ, bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều có nhân vật của nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang một tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống, vì thế đều có thể tiêu biểu cho một
đề tàị Mà tác phẩm văn học lớn thường gồm nhiều nhân vật khác nhau, có quan hệ lẫn nhaụ Dế
Mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi chẳng hạn, vừa có đề tài về tình bạn thuỷ chung son sắt (giữa dế Mèn và dế Trũi), vừa có đề tài về cảnh đẹp thiên nhiên, lại có đề tài về đời sống của xã hội loài
vật,... Các đề tài liên quan với nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sự hoàn chỉnh của đề tài trong tác phẩm.
4.2.2. Chủ đề
Chủ đề là vấn đề trung tâm mà nhà văn nêu lên, đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh
hướng, tư tưởng nhất định. Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và được thể hiện trên cơ sở đề tàị
Nếu khái niệm đề tài giúp ta xác định: tác phẩm viết về cái gì?, thì khái niệm chủ đề lại giải
đáp câu hỏi: vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?. Chủ đề là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm
văn học. Chẳng hạn, cuộc sống cơ cực, bế tắc, thiếu thốn cả vật chất lẫn tình thương của trẻ em vì sự ghẻ lạnh của gia đình, vì nanh vuốt của xã hội ở những năm trước 1945 là chủ đề của tác phẩm tự truyện Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng). Chủ đề của bài thơ Ngày hôm qua (Bế Kiến Quốc) là sự nâng niu, trân trọng thời gian cùng ý thức lưu giữ thời gian bằng chính cơng việc học tập và lao động chăm chỉ của mỗi người nói chung, trẻ em nói riêng.
Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối
với những vấn đề của cuộc sống. Từ những đề tài cụ thể, rất bình thường, tác giả có thể nêu lên những chủ đề mang ý nghĩa khái quát to lớn, sâu sắc. Vì thế, có khi nhiều nhà văn cùng viết về những đề tài gần gũi nhau nhưng chủ đề lại khác nhaụ Điều này tuỳ thuộc vào tầm vóc tư tưởng, bản sắc tư duy và khả năng chiếm lĩnh, khám phá hiện thực của người viết. Chẳng hạn, trong một mức độ nào đó, Ơng và cháu (Phạm Cúc) và Thỏ thẻ (Hoàng Tá) là cùng viết về đề tài gia đình,
về tình cảm ơng cháụ Nhưng hai tác phẩm này lại khái quát lên những vấn đề xã hội khác nhaụ Với Thỏ thẻ, thơng qua những lời nói ngây thơ, hồn nhiên của đứa cháu, Hoàng Tá hướng đến
vấn đề hiếu thảo, sự giúp đỡ của cháu con dành cho ơng bà mình. Ở Ơng và cháu, Phạm Cúc lại
đề cao tình u thương, sự khích lệ, niềm tin tưởng của thế hệ trước dành cho những mầm non
tương lai của gia đình, xã hộị Điểm gặp gỡ trong chủ đề của cả hai bài thơ là tình thương yêu,
tính nhân đạo - một chủ đề cổ điển của văn học thiếu nhị Đó là lịng u con người, sự tin tưởng, tôn trọng con người… Như thế, văn học thiếu nhi cần nhiều tiếng cười, cần đôi cánh huy hồng
của óc tưởng tượng nhưng cũng cần nhiều lịng vị tha, trắc ẩn mang nặng tình ngườị
Chủ đề của tác phẩm quyết định ý nghĩa xã hội - nghệ thuật và tầm vóc của nó đồng thời
cũng là cơ sở để đánh giá nhà văn. Con cáo và chùm nho (truyện ngụ ngôn của Êdôp) sẽ chẳng là gì cả, sẽ chỉ là vớ vẩn nếu không nêu lên được lời khuyên thâm thuý về khả năng và hiện thực, được người ta truyền tụng như một triết lí sống ở đờị
Cũng như đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học là một hệ thống nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề chính và chủ đề phụ. Các chủ đề này thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau chứ khơng rời rạc, mâu thuẫn. Chẳng hạn, với Dế Mèn phiêu lưu kí, chủ đề chính là khát vọng tự do, muốn chu du thiên hạ để thực hiện lí tưởng "bốn bể là anh em" của chú Dế Mèn. Còn chủ đề phụ là ca ngợi tình bạn thắm thiết, đề cao cảnh đẹp thiên nhiên trải dài trong cuộc phiêu lưu của nhân vật trung tâm,…
Riêng với các bài học trong chương trình Tiếng Việt tiểu học (là tác phẩm văn học hồn chỉnh hay chỉ là trích đoạn), thơng thường chủ đề bộc lộ khá rõ qua nhan đề. Chẳng hạn, bài thơ
Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, chủ đề cũng chính là đầu đề của nó: tình u của em bé đối
với thế giới tự nhiên đầy màu sắc xung quanh mình. Ngồi ra, chủ đề thường có sự gắn bó rất rõ với đề tài và khơng q kín đáo mà "hiển ngơn" qua những từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm, giúp các em có thể hiểu được những điều mà nhà văn muốn nói để lưu giữ ấn tượng lâu bền về tác
phẩm. Điều này rất phù hợp với tầm đón nhận, với khả năng cảm thụ văn học của trẻ.