8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.1.4. Đảm bảo chức năng đặc thù của Phòng GD&ĐT và sự phối hợp với Hiệu
Hiệu trưởng trường tiểu học
Phòng GD&ĐT là cơ quan cấp trên trực tiếp của các nhà trường. Phòng GD&ĐT chỉ đạo đổi mới PPDH chứ không thể làm thay hiệu trưởng, không thể trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH ở từng lớp, từng bài học…Vì vậy khi thực hiện đổi mới PPDH thì hiệu trưởng các nhà trường là người thay mặt các nhà trường chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục về các hoạt động của tập thể CBGV và HS trong trường nói chung, và hoạt động đổi mới PPDH nói riêng.
Các quyết định của Phòng GD&ĐT có vai trò chỉ đạo các trường (thông qua sự tác động đến các Hiệu trưởng) về đổi mới PPDH phải đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình, đúng với lĩnh vực mình quản lí. Đồng thời, về phía khách thể quản lý, khi tiếp nhận sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học cần nắm vững vai trò lãnh đạo nhà trường để chủ động triển khai kế hoạch và các biện pháp đổi mới PPDH tại trường sở tại và vận dụng linh hoạt các kiến thức của khoa học quản lí, của lí luận quản lý giáo dục vào các quyết định quản lí của mình.
3.2. Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH các trƣờng Tiểu học của Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Để thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH bậc tiểu học, nhất thiết phải làm cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học nhận thức đúng được tầm quan trọng và những yêu cầu của việc đổi mới PPDH, trên cơ sở đó giáo viên có thái độ đúng đắn và có niềm tin vào việc đổi mới dạy học, giúp cho họ hiểu rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong việc đổi mới PPDH, đồng thời giáo viên định hướng đúng việc phải làm và có cách thức thực hiện phù hợp.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Biện pháp này tập trung vào các nội dung công việc:
- Chỉ đạo Hiệu trưởng nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục, chủ đề các năm học Bộ GD&ĐT quy định.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới PPDH tiểu học đến giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục khác. Chủ động tuyên truyền, tư vấn để đội ngũ giáo viên tiểu học nhận thức được việc đổi mới PPDH trong trường tiểu học không chỉ là mục tiêu có tính cấp thiết, là chiến lược lâu dài mà còn là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đổi mới sự nghiệp GD&ĐT.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do Sở, Bộ tổ chức và tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường; Tăng cường việc nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới PPDH.
- Tổ chức các đợt học tập xen kẽ, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, rèn luyện tay nghề hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các kỳ hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp... giúp giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học trong giai đoạn mới; tích cực tham gia các hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường, đáp ứng được mục tiêu đổi mới.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL tăng cường hoạt động giao lưu tham quan học hỏi kinh nghiệm đổi mới PPDH của các trường tiên tiến, biết rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm để vận dụng có hiệu quả vào công tác quản lý đổi mới PPDH của đơn vị mình. Ví dụ, hàng năm nên tổ chức cho các CBQL trường tiểu học giao lưu học tập kinh nghiệm các điển hình tiên tiến trong tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương lân cận (Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội...), ít nhất mỗi người được dự một lần.
3.2.1.3. Các điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cần có đầy đủ tài liệu (văn bản, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục, của ngành GD&ĐT về đổi mới PPDH ở bậc Tiểu học.
- Cần có đội ngũ cán bộ nghiên cứu văn bản và soạn thảo văn bản.
- Cần có hệ thống truyền thông, sự giúp đỡ của các tổ chức và cơ quan để tuyên truyền các nội dung cần thiết đến với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học.
3.2.2. Chỉ đạo Hiệu trưởng xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình tổ chuyên môn về đổi mới PPDH trong toàn cấp học
3.2.2.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường xây dựng mô hình đổi mới PPDH, các cá nhân điển hình về thực hiện thành công đổi mới PPDH, tạo điều kiện cho giáo viên cũng như các trường tiểu học trong thành phố tích cực đi đầu, thúc đẩy số đông thực hiện tạo thành phong trào đổi mới PPDH rộng khắp. Bởi trong quá trình quản lý đổi mới PPDH, việc xây dựng các tập thể (trường) điển hình, cá nhân điển hình sẽ không chỉ là bài học kinh nghiệm cho toàn thành phố trao đổi, học tập... mà còn có sức lan tỏa rất lớn. Hoàn toàn có thể kết hợp xây dựng các điển hình đổi mới PPDH với phong trào "Viết sáng kiến kinh nghiệm" và Hội thi "Giáo viên giỏi" hiện nay.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học thực hiện tốt một số việc sau:
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường chọn một tổ chuyên môn điển hình, tổ được chọn đó phải là tổ chuyên môn có những yếu tố cơ bản đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH, trong đó phải đặc biệt chú ý đến nhận thức mỗi thành viên trong tổ chuyên môn đó phải tích cực tham gia đổi mới PPDH và có nhiệt tâm muốn thực hiện tốt việc đổi mới PPDH; Tiếp đến phải chú ý đến các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán: là tập hợp các giáo viên giỏi, mỗi môn học có từ 3 đến 5 giáo viên, nhằm hỗ trợ Hiệu trưởng trong các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, phát huy khả năng và sáng kiến của các giáo viên giỏi.
- Nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ cốt cán là giúp Hiệu trưởng trong hoạt động chuyên môn nói chung và các hoạt động đổi mới PPDH nói riêng: Làm báo cáo viên các lớp bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH; xây dựng nội dung và chủ trì các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của trường; tham gia các Hội thi giáo viên giỏi các cấp...
- Trên cơ sở lựa chọn của các trường, Phòng GD&ĐT cần kiểm tra thực tế việc thực hiện đổi mới PPDH ở các trường, dự giờ nắm bắt tình hình đổi mới PPDH trong giáo viên và kiểm tra kế hoạch chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường. Qua đó, Phòng GD&ĐT phát hiện những nhân tố nổi trội nhất trong việc thực hiện đổi mới PPDH để tiếp tục bồi dưỡng xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình.
- Phòng GD&ĐT phối hợp với Hiệu trưởng từng trường tiếp tục lựa chọn các điển hình tiêu biểu đổi mới PPDH cấp thành phố, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng động viên, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tổ chuyên môn (và cá nhân) chọn điển hình hoàn chỉnh các khâu trong quá trình đổi mới PPDH làm nòng cốt cho công tác nhân rộng điển hình về đổi mới PPDH.
- ...
3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Trước hết người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục đích vai trò của biện pháp xây dựng điển hình và nhân điển hình trong quá trình chỉ đạo quản lý giáo dục.
- Người Hiệu trưởng phải lựa chọn đội ngũ tổ trưởng vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, say mê nghề nghiệp và tâm huyết trong công tác đổi mới PPDH và phải có úy tín với các thành viên trong tổ.
- Mỗi cán bộ, giáo viên trong tổ phải tự giác, tích cực tham gia đổi mới PPDH.
3.2.3. Chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện hoạt động đổi mới PPDH gắn với tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi cấp thành phố chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi cấp thành phố
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Với hình thức thi giáo viên giỏi các cấp, trước hết là tạo sự nỗ lực cho từng giáo viên, đồng thời còn tạo được một phong trào thi đua trong giảng dạy,
trong tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ, giáo viên. Đồng thời giáo viên còn được rèn luyện, cọ sát để chuẩn bị cho kỳ thi giáo viên giỏi do Sở, Bộ GD- ĐT tổ chức.
Ở thành phố Hạ Long, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường hàng năm tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường để lựa chọn tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố được tổ chức 02 năm một lần và cấp tỉnh là 03 năm một lần. Với việc tổ chức thi hàng năm là rất có hiệu quả cho nhà trường trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Trong thực tế thực hiện đổi mới PPDH, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học trong thành phố tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề cấp thành phố, tổ chức hội giảng, hội thảo về đổi mới phương pháp. Giáo viên đã tiếp cận được các phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, để có được một tiết dạy thành công giáo viên phải chuẩn bị rất công phu, với sự hỗ trợ của nhiều người và chính điều đó đã làm cho các giờ dạy đổi mới PPDH khó áp dụng thường xuyên, khó nhân rộng được.
Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học trong địa bàn thực hiện tốt một số công tác sau:
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hội thi, xây dựng tiêu chí đánh giá ngay từ đầu năm học và triển khai phổ biến tới tất cả các giáo viên trong trường.
- Chỉ đạo việc lựa chọn giáo viên tham gia Hội thi theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ GD & ĐT quy định, đó là:
+ Giáo viên phải có ít nhất một SKKN hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. SKKN, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo và đã được nhà trường công nhận và xếp loại.
+ Giáo viên tham gia dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận.
+ Giáo viên còn phải được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng tổ chức tốt việc chấm sáng SKKN, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và báo cáo kết quả hội thi về Phòng GD&ĐT.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường chọn các cá nhân dự thi là giáo viên điển hình đổi mới PPDH, có những thành tích đổi mới PPDH và có nhiệt tâm muốn thực hiện tốt việc đổi mới PPDH;
- Chỉ đạo việc triển khai tập giảng, hội thảo, hội giảng đổi mới phương pháp cần đi vào những vấn đề rất cụ thể, từng thể loại bài, từng đối tượng HS.
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Phòng giáo dục chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi giáo viên dạy giỏi tới các nhà trường ngay từ đầu năm học.
- Xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá giáo viên dạy giỏi cho từng cấp: Cấp trường, cấp cụm trường, cấp thành phố.
- Giáo viên các nhà trường tích cực tham gia với tinh thần hăng hái và thái độ dự thi nghiêm túc.
- Hiệu trưởng các trường, hàng năm dành một lượng kinh phí nhất định để khen thưởng hợp lý, cân đối cho các cá nhân, tập thể xuất sắc đạt giải cao trong các cuộc thi.
- Về cơ sở vật chất nhà trường và các phương tiện phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH phải đáp ứng đủ yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình dạy học.
3.2.4. Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ do nhà trường tổ chức, đồng thời tổ chức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ do nhà trường tổ chức, đồng thời tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH là một biện pháp quan trọng để đưa giáo viên đến với đổi mới PPDH, hăng hái tích cực thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện.
Để thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả bên cạnh việc tổ chức tốt việc học tập cho đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện chuyển đổi được từ việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong kế hoạch sang việc tự học, tự bồi dưỡng, tự giác và trở thành phong trào trong giáo viên và cả nhân viên trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Việc tập giảng, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên là nhiệm vụ chung của toàn cấp học. Tuy nhiên để chất lượng các hội thảo, chuyên đê bồi dưỡng ở các trường tiểu học thành công và góp phần thực hiện đổi mới PPDH, Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học làm tốt các việc sau :
- Trong kế hoạch năm học thực hiện việc vận dụng PPDH của nhà trường, mỗi năm học mỗi tổ bộ môn thực hiện sinh hoạt chuyên đề cấp trường 2 lần và tham gia hội thảo, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề cấp thành phố ít nhất 2 lần. Mỗi trường tổ chức hội giảng 2 kỳ/năm học. Phòng GD&ĐT tổ chức hội giảng cấp thành phố 2 năm/ lần
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường cần được tập trung tổ chức bồi dưỡng vào các chuyên đề chính sau:
a) Chuyên đề bồi dưỡng bắt buộc:
+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học: nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học.
+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương: nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.
b) Các chuyên đề tự chọn:
+ Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập để thực hiện đổi mới PPDH.
+ Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học đổi mới PPDH
+ Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH.
+ Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ngay từ đầu mỗi năm học và được tập thể cán bộ giáo viên các nhà trường thông qua.