Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 106 - 110)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua triển khai các biện pháp quản lý, việc thu nhập kết quả khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu hỏi (250) đối với CBQL phòng giáo dục, CBQL và giáo viên các trường tiểu học thành phố Hạ Long, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết

TT Một số biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới PPDH

220 88 30 12 0 0

2

Chỉ đạo các nhà trường xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình tổ chuyên môn về đổi mới PPDH trong toàn cấp học

177 70.8 53 21.2 20 8

3

Chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện hoạt động đổi mới PPDH gắn với tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi cấp thành phố

TT Một số biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 4

Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ do nhà trường tổ chức, đồng thời tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên

215 86 35 14 0 0

5

Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực tích cực ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH

168 67.2 62 24.8 20 8

6

Chỉ đạo giáo dục học sinh ý thức học tập và kĩ năng học tập theo quan điểm dạy học tích cực

155 62 65 26 30 12

7

Chỉ đạo Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý, kiểm tra đánh giá việc đổi mới PPDH

180 72 60 24 10 4

8

Chỉ đạo các nhà trường phối hợp các lực lượng giáo dục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục phục vụ đổi mới PPDH

145 58 75 30 30 12

9

Chỉ đạo các nhà trường bổ sung và tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH

155 62 75 30 20 8

Nhận xét: Qua số liệu trên, ta thấy hầu hết các biện pháp đề xuất được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, trong đó biện pháp“Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới PPDH”; “Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên” là cần thiết và rất cần thiết với 100% số người được hỏi đồng ý như vậy.

Tuy nhiên biện pháp “Chỉ đạo giáo dục học sinh ý thức học tập và kĩ năng học tập theo quan điểm dạy học tích cực” và biện pháp “Chỉ đạo các nhà trường phối hợp các lực lượng giáo dục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục” đều được 12% khách thể tham gia đánh giá cho rằng không cần thiết.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

TT Một số biện pháp

Mức độ thực hiện

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo

viên về đổi mới PPDH 220 88 30 12 0 0

2

Chỉ đạo các nhà trường xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình tổ chuyên môn về đổi mới PPDH trong toàn cấp học

182 72.8 62 24.8 6 2.4

3

Chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện hoạt động đổi mới PPDH gắn với tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi cấp thành phố

165 66 70 28 15 6

4

Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ do nhà trường tổ chức, đồng thời tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên

210 84 40 16 0 0

5

Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực tích cực ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH

172 68.8 66 26.4 12 4.8

6

Chỉ đạo giáo dục học sinh ý thức học tập và kĩ năng học tập theo quan điểm dạy học tích cực

175 70 60 24 15 6 7

Chỉ đạo Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý, kiểm tra đánh giá việc đổi mới PPDH

180 72 60 24 10 4 8

Chỉ đạo các nhà trường phối hợp các lực lượng giáo dục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục phục vụ đổi mới PPDH

155 62 75 30 20 8 9

Chỉ đạo các nhà trường bổ sung và tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH

Kết quả thu được cho thấy hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao ở mức “khả thi” và “rất khả thi”, trong đó biện pháp 1 “Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới PPDH” và biện pháp 4 “Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên” được 100% CBQL và giáo viên đánh giá là khả thi và rất khả thi và biện pháp thứ nhất được đánh giá cao nhất với 88% cho là rất khả thi và 12 % cho là khả thi.

Tuy nhiên vẫn có những biện pháp còn số lượng từ 4 đến 8% số được hỏi cho là không khả thi như biện pháp “Tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long "; “Chỉ đạo giáo dục học sinh ý thức học tập và kĩ năng học tập theo quan điểm dạy học tích cực” và biện pháp “Chỉ đạo các nhà trường phối hợp các lực lượng giáo dục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục”.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở vận dụng các kiến thức của khoa học quản lí giáo dục, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng chỉ đạo đổi mới PPDH của Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, chúng tôi đã đề xuất 9 biện pháp quản lí, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học thành phố Hạ Long.

Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã được khẳng định thông qua khảo nghiệm. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu thành phố Hạ Long.

Tuy nhiên, việc vận dụng và khai thác lại tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi địa phương và của người quản lí, dựa vào điều kiện thực tế mà người quản lí có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)