Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.2.4.1. Phương pháp dạy học

Theo I.Ia.Lecne, phương pháp dạy học một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn [4, tr.26]

Có thể nói, phương pháp dạy học (PPDH) là tổ hợp các cách thức hay phương thức tiến hành hoạt động dạy và hoạt động học để đi đến mục đích dạy học đã định. M N Tr QL P Th ĐK M: Mục tiêu dạy học N: Nội dung dạy học P: PPDH dạy học Th: Thầy

Tr: Trò

ĐK: Điều kiện QL: Quản lý

Như đã nói ở mục 1.2.3.2, quá trình dạy học có các yếu tố: Mục tiêu; Nội dung dạy học; PPDH; người học; người dạy; Kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học và Điều kiện phương tiện dạy học.

Bởi thế, PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, trong đó hai loại phương pháp này luôn tác động qua lại chi phối lẫn nhau.

Các yếu tố trong quá trình dạy học không thể tách rời nhau nhưng trong giới hạn của luận văn chỉ đề cập và chú trọng nghiên cứu đến một trong các yếu tố của quá trình dạy học đó là PPDH. PPDH có vai trò:

PPDH là hệ thống những con đường, những cách thức dạy và học của thầy và trò. Cùng với các phương tiện dạy học, chúng có chức năng xác định những phương thức hoạt động dạy và học theo nội dung nhất định nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học đã đề ra trong quá trình dạy học.

Với vai trò chủ thể tác động sư phạm, giáo viên phải biết thiết kế và tổ chức quá trình dạy học: xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, các cách thức hoạt động; dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và dự kiến phương hướng, cách thức giải quyết tương ứng; phải tổ chức tốt hoạt động dạy và học ở trình độ cao để đạt kết quả tối ưu trong những điều kiện nhất định. Phải nắm chắc nội dung dạy học và có nghệ thuật sư phạm để thiết kế và tổ chức giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

Người dạy không chỉ làm tốt chức năng biết cách truyền đạt cái mà người học cần mà còn biết tổ chức quá trình nhận thức cho người học và phát huy vai trò chủ thể tích cực của người học, chủ động chiếm lĩnh nội dung học. Nội dung dạy học không chỉ có kiến thức mà bao hàm cả PPDH nhận thức kiến thức đó.

Trong hoạt động dạy học cần tìm chọn được PPDH thích hợp với mục tiêu và nội dung, đồng thời biết triển khai đúng quy trình của các PPDH. Xét theo mối quan hệ giữa PPDH với nội dung dạy học, hay giữa PPDH và mục tiêu dạy học hoặc giữa nội dung dạy học với mục tiêu dạy học chúng ta nhận

thấy những nội dung dạy học mang tính lí luận thì PPDH thông dụng là PPDH thuyết giảng; Với nội dung mang tính thực hành thì sử dụng PPDH trực quan, PPDH diễn thị (làm mẫu), PPDH thí nghiệm... Đặc điểm của nội dung các môn học buộc các nhà giáo dục học phải nghiên cứu cho ra đời PPDH bộ môn (PPDH các chuyên ngành).

Với những mục tiêu dạy học không chỉ đưa ra cho người học kiến thức mà tạo cho người học có khả năng lựa chọn, vận dụng, phán xét...buộc giáo viên phải kết hợp nhiều PPDH, sao cho giáo viên trở thành người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức quá trình nhận thức của học sinh còn học sinh được chủ động, tích cực tham gia vào việc lĩnh hội nội dung dạy học mà ngày nay người ta gọi là PPDH theo hướng sư phạm tích cực.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)