Thực trạng quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.4.2.3.Thực trạng quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của giáo viên

Nghiên cứu khảo sát về chất lượng dạy học của giáo viên tiểu học cũng như việc đổi mới PPDH của giáo viên, có nhiều lý do giáo viên đưa ra họ khó có thể có những tiết dạy tốt, dạy hay mà không sử dụng TBDH và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá trình dạy học.

Hiệu trưởng ở các trường trong thành phố đều chăm lo cho cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: Ở một số lớp bố trí học sinh trong mỗi lớp khá cao (Có lớp đến 42 học sinh) và cách thiết kế bàn ghế học sinh ở lớp học chưa thoả mãn yêu cầu đổi mới. Các kỹ năng sáng tạo đồ dùng dạy học, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vẫn còn dừng ở các cuộc thi hay thao giảng mà thực chất chưa phát huy tác dụng. TBDH một mặt chưa được giáo viên khai thác triệt để, mặt khác chưa được trang bị đồng bộ, thêm vào đó một số giáo viên chưa có năng lực sử dụng TBDH hiện đại, do đó không những không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn lãng phí thời gian.

CBQL các nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của CSVC - TBDH đối với yêu cầu đổi mới PPDH. Tuy nhiên, việc chỉ đạo sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH chưa được quan tâm đúng mức. Phần đông giáo viên có tâm lý ngại sử dụng TBDH, thói quen “dạy chay” vẫn còn khá phổ biến đối với giáo viên, ngay cả ở các trường có tương đối đầy đủ CSVC - TBDH. Trong khi đó Hiệu trưởng không tập trung chỉ đạo cho các tổ chuyên môn tập huấn nghiệp vụ về kỹ năng và PPDH sử dụng TBDH, nhiều Hiệu trưởng chưa kiên quyết trong việc áp dụng các tiêu chí thi đua phục vụ đổi mới PPDH.

Việc tổ chức sử dụng máy tính và phần mềm để khai thác các thông tin phục vụ đổi mới PPDH được hầu hết các Hiệu trưởng quan tâm, nhưng cũng chỉ dừng lại ở một số công việc đơn giản. Việc trao đổi các thông tin, phổ biến sử dụng các phần mềm nhằm phục vụ cho đổi mới PPDH giữa các thầy, cô giáo với nhau còn hạn chế. Hầu hết Hiệu trưởng các trường tiểu học đã tìm cách phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên của trường về đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, ở một số trường xảy ra hiện tượng lạm dụng công nghệ, chú trọng việc trình diễn đã chuyển từ dạy học “đọc - chép” sang “chiếu - chép”. Nhiều Hiệu trưởng quá nhấn mạnh đến việc ứng dụng CNTT, trong khi đó một số trường, Hiệu trưởng lại chưa tập trung chỉ đạo việc khai thác CNTT vào dạy học một cách có hiệu quả.

Việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp hay tổ chức thao giảng ở các trường đã khuyến khích sử dụng các giáo án có ứng dụng CNTT, tạo thành một phong trào thi đua trong trường. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ tập trung vào một số giáo viên nhất định, chưa được thực hiện rộng rãi trong mọi đối tượng. Việc chia sẻ các kinh nghiệm cũng như nội dung bài dạy có tích hợp ứng dụng CNTT giữa các giáo viên, giữa các tổ chuyên môn của các trường còn nhiều hạn chế.

2.4.2.4. Thực trạng quản lý công tác thi đua - khen thưởng

Bằng PPDH phỏng vấn, trò chuyện để khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng: Quản lí hoạt động thi đua - khen thưởng phục vụ đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Tp. Hạ Long hiện nay chưa được các Hiệu trưởng quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chính của vấn đề này, một mặt do nhà trường chưa có các nguồn để hỗ trợ động viên giáo viên. Mặt khác, không ít CBQL đã sai lầm khi lấy ý thức chủ quan áp dụng vào điều kiện khách quan.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 67 - 69)