8. Cấu trúc nội dung luận văn
2.5.4.3. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Quảng Ninh Phòng GD&ĐT Tp. Hạ Long đã xây dựng và triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. 100% các trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu phấn đấu trong công tác ứng dụng CNTT, quán triệt đầy đủ các nội dung, tinh thần kế hoạch của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
- Phòng GD&ĐT và 100% các cơ sở giáo dục có địa chỉ e-mail phục vụ điều hành và quản lý giáo dục.
- Phòng GD&ĐT có Website http://pgdhalong.edu.vn cập nhật kịp thời các thông tin, các phong trào thi đua hai tốt, là nơi chứa tài nguyên là các bài giảng điện tử, giáo án, tư liệu phục vụ giảng dạy.
- Ngành GD&ĐT Tp. Hạ Long và các đơn vị trường học đã tổ chức tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức về vai trò CNTT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức các hình thức, nội dung thông tin thích hợp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về xu hướng phát triển, ảnh hưởng, tầm quan trọng và khả năng ứng dụng CNTT hỗ trợ các lĩnh vực và hoạt động của GD& ĐT.
- Phòng GD& ĐT, các nhà trường đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, giảng dạy hàng năm qua hình thức thi đua, xếp hạng các đơn vị giáo dục và các giáo viên trong nhà trường. Một số các tiêu chí cụ thể đánh giá ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học:
+ Các trường tiểu học phải có phòng máy tính để dạy Tin học cho học sinh. Các đơn vị đã nối Internet băng thông rộng cho các máy tính để giáo viên và học sinh được truy cập Internet.
+ Đầu tư nhân lực: Chọn giáo viên chuyên tin hoặc giáo viên giỏi kỹ thuật CNTT phụ trách phòng máy, xử lý các sự cố CNTT khi cần thiết
+ Bồi dưỡng nhân lực: Bồi dưỡng kỹ năng tin học cơ bản cho giáo viên không chuyên tin dạy các bộ môn...
+ Để phát huy hiệu quả phòng máy, các đơn vị nhà trường đã xây dựng thời gian biểu sử dụng thời gian hoạt động của phòng máy theo hướng tận dụng tối đa (vì máy tính không sử dụng vẫn bị khấu hao theo thời gian và giảm tuổi thọ). Hàng năm dự trù kinh phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa nhỏ và mua máy tính bổ sung để đảm bảo phòng máy duy trì hoạt động ổn định.
+ 100% các văn bản, tài liệu chỉ đạo về chuyên môn, giấy mời thuộc ngành dọc đã được truyền tải qua hệ thống thông tin điện tử, hệ thống nhắn tin tự động đảm bảo các yêu cầu nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác….
Như vậy, dù trong những năm học vừa qua công tác chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học, thư viện và ứng dụng CNTT của Phòng GD&ĐT đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn một số tồn tại khó khăn cần được khắc phục tại một số nhà trường: Thư viện chưa thường xuyên được chăm lo, tu bổ, bổ sung các tài liệu tham khảo cho học sinh, Một số không đủ điều kiện về diện tích để xây dựng thư viện đạt tiên tiến và xuất sắc, chưa khai thác hết hiệu quả hoạt động của thư viện, chưa thường xuyên tổ chức giới thiệu về sách, đầu sách theo qui định còn thiếu. Công tác áp dụng CNTT vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là với các giáo viên có tuổi. Công cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho CNTT trong hoạt động dạy học vẫn còn thiếu, mới chỉ trang bị trong các phòng học đa năng, chưa phổ biến tới lớp học thông thường, tạo sự lười biếng trong sử dụng CNTT đối với giáo viên. Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên vẫn còn ít, chỉ mới tập trung trong một số trường lớn, các trường nhỏ, khó khăn còn chưa được cập nhật thường xuyên.