8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.2.4. Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ do nhà trường tổ chức, đồng thời tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH là một biện pháp quan trọng để đưa giáo viên đến với đổi mới PPDH, hăng hái tích cực thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện.
Để thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả bên cạnh việc tổ chức tốt việc học tập cho đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện chuyển đổi được từ việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong kế hoạch sang việc tự học, tự bồi dưỡng, tự giác và trở thành phong trào trong giáo viên và cả nhân viên trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Việc tập giảng, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên là nhiệm vụ chung của toàn cấp học. Tuy nhiên để chất lượng các hội thảo, chuyên đê bồi dưỡng ở các trường tiểu học thành công và góp phần thực hiện đổi mới PPDH, Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học làm tốt các việc sau :
- Trong kế hoạch năm học thực hiện việc vận dụng PPDH của nhà trường, mỗi năm học mỗi tổ bộ môn thực hiện sinh hoạt chuyên đề cấp trường 2 lần và tham gia hội thảo, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề cấp thành phố ít nhất 2 lần. Mỗi trường tổ chức hội giảng 2 kỳ/năm học. Phòng GD&ĐT tổ chức hội giảng cấp thành phố 2 năm/ lần
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường cần được tập trung tổ chức bồi dưỡng vào các chuyên đề chính sau:
a) Chuyên đề bồi dưỡng bắt buộc:
+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học: nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học.
+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương: nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.
b) Các chuyên đề tự chọn:
+ Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập để thực hiện đổi mới PPDH.
+ Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học đổi mới PPDH
+ Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH.
+ Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ngay từ đầu mỗi năm học và được tập thể cán bộ giáo viên các nhà trường thông qua.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường chủ động thời gian, địa điểm, kinh phí mở các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ giáo viên cùng tham gia học tập, trao đổi (có thể mời các chuyên viên Ngoại ngữ, Tin học của Phòng GD&ĐT về trực tiếp hướng dẫn giảng dạy).
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường, nắm bắt tình hình cụ thể từng điểm mạnh, điểm yếu của các cá nhân trong tổ để có biện pháp cụ thể cho việc bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, đặc biệt là đổi mới PPDH.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường khuyến khích giáo viên tự tìm đọc thêm tài liệu để tăng cường nhận thức về tri thức chuyên môn theo chương trình, sách giáo khoa mới và nhận thức đúng yêu cầu về đổi mới PPDH.
- Tạo cho giáo viên được chủ động trong tìm kiếm PPDH, trong soạn giáo án; khuyến khích mọi sáng kiến đổi mới từ PPDH đến sử dụng thiết bị dạy học, tạo ra các hình thức học tập đa dạng...
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường, xây dựng các tiêu chí đánh giá,coi việc tự học, tự bồi dưỡng là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua cuối năm học. Có hình thức khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân có tinh thần nỗ lực hiệu quả cao trong công tác tự học, tự bồi dưỡng sau mỗi năm học.
3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường phải tự giác trong việc tự học và tự bồi dưỡng.
- Bản thân giáo viên xác định được nhu cầu cần bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đáp ứng nhiệm vụ dạy học theo yêu cầu đổi mới.
- Có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, giáo viên có thái độ tích cực và đạt hiệu quả cao trong việc học tập và tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Các nhà trường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho việc tự học và tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên các nhà trường.
3.2.5. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường xây dựng môi trường làm việc, tạo động lực tích cực ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH