8. Cấu trúc nội dung luận văn
2.3.3.3. Thực trạng sử dụng TBDH và CNTT vào việc đổi mới PPDH
Qua thực tế dự giờ, thăm lớp chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn giáo viên vẫn còn giảng dạy theo PPDH truyền thống thầy giảng, trò nghe. Một số ít tiết dạy giáo viên đã sử dụng phương tiện, TBDH, có câu hỏi vấn đáp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học; giáo án có tích hợp các ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH.
Tuy nhiên, không ít giáo viên lại chú trọng tạo ra các hiệu ứng điện tử khi sử dụng phần mềm Powerpoint, nghiêng về việc trình diễn của thầy hơn là việc hoạt động của trò, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng bắt mắt làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả không cao.
Một số trường đã xây dựng đầy đủ các phòng bộ môn, trang bị tương đối đầy đủ các loại thiết bị hiện đại như máy tính, projector,.. như các trường tiểu học Minh Hà, Lê Hồng Phong, Hạ Long, Lý Thường Kiệt, Bãi Cháy 2. Thế nhưng, việc vận dụng các thiết bị này vào giảng dạy không thường xuyên, chỉ một vài tiết dạy thao giảng, hội thi hoặc có đánh giá xếp loại chuyên môn,... rồi cũng quay về với phấn trắng, bảng đen và “thầy giảng, trò nghe”. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện đổi mới PPDH tại các trường tiểu học Tp. Hạ Long.
Hầu hết trường tiểu học đã triển khai thực hiện, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, nhưng chủ trương này chưa thực sự biến thành hành động cụ thể. Số lượng phần mềm dạy học hạn chế, tài liệu hướng dẫn giáo viên sử dụng lại còn thiếu. Nhiều giáo viên còn non kém về kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học. Một số trường có điều kiện đã tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các phần mềm Powerpoint, phần mềm sử dụng bảng tương tác thông minh để thiết kế bài giảng.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học biểu hiện rất đa dạng. Nó đã được triển khai ở nhiều trường tiểu học Tp. Hạ Long với các mức độ khác nhau tuỳ theo nhận thức của giáo viên và trang bị CSVC về CNTT. Theo tôi, hiện nay trình độ giáo viên có 4 mức ứng dụng CNTT cơ bản.
- Mức 1: Sử dụng để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT trong dạy học.
- Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học.
- Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một số tiết, một vài chủ đề môn học.
Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009, với chủ đề: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”, Sở GD & ĐT đã có nhiều chủ trương tích cực nâng cấp CSVC - TBDH hiện đại phục vụ đổi mới PPDH nhằm: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở từng cấp học” đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên: “Tổ chức tập huấn và hội thảo về ứng dụng CNTT trong giáo dục và giảng dạy. Triển khai công tác thi đua về ứng dụng CNTT”.
Việc thực hiện đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Tp. Hạ Long đã đạt được những kết quả nhất định. Từ việc soạn bài, sử dụng TBDH hiện đại, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đến việc hướng dẫn học sinh tự học theo hướng đổi mới PPDH hay triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học đã càng ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, nếu đánh giá chung thì sự chuyển biến vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của ngành trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Thực trạng chỉ đạo đổi mới PPDH ở các trƣờng tiểu học Tp. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH
Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2001-2002, phòng GD&ĐT Tp. Hạ Long đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đồng thời chỉ đạo Hiệu trưởng các trường Tiểu học lập các kế hoạch tổ chức triển khai đổi mới PPDH ở trường mình.
Tác động của kế hoạch đối với quá trình điều hành hoạt động chung của bậc tiểu học và các nhà trường đã sớm được các Hiệu trưởng nhà trường quan tâm. Kế hoạch định ra mục tiêu, xác định các yêu cầu của từng giai đoạn, đồng thời quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện. Trong thực tế, khi phỏng vấn các Hiệu trưởng trường Tiểu học, họ đều cho rằng đối với chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH thì công tác kế hoạch còn là điều hoàn toàn mới. Khi tiến hành điều tra thực tiễn chúng tôi nhận thấy: 100% các trường đã thực hiện tốt việc thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH, 100% Hiệu trưởng là trưởng ban, phó Hiệu trưởng là phó ban, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên cốt cán là ủy viên trong ban chỉ đạo đổi mới PPDH tại các nhà trường. Kết quả điều tra về thực trạng lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH của Hiệu trưởng các nhà trường như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học Tp. Hạ Long
TT Nội dung Rất
tốt % Tốt % T.B %
Chƣa tốt % 1. Về chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp
1
Bài soạn phải đúng theo chuẩn về mục tiêu, nội dung, tiến độ ch.trình và đúng các yêu cầu KTĐG.
120 48 60 24 50 20 20 8
2 Bài soạn phải thể hiện rõ
công việc của thầy và trò 115 46 75 30 45 18 15 6 3 Bài soạn đảm bảo đủ kiến
thức, kỹ năng cần thiết 160 64 60 24 30 12 0 4 Sử dụng hợp lý máy chiếu,
ph.tiện trực quan 90 36 48 19.2 52 20.8 60 24 5 Lựa chọn PPDH phù hợp với
loại bài và đối tượng HS 110 44 65 26 65 26 10 4 6 Kiến thức giảng dạy phù hợp
với mọi loại đối tượng HS 145 58 55 22 50 20 0
7
Vận dụng kết hợp các PPDH, ưu tiên các PPDH tích cực
110 44 60 24 60 24 20 8
8 Tổ trưởng kiểm tra GV
chuẩn bị bài, đồ dùng DH… 150 60 60 24 40 16 0
2. Chỉ đạo triển khai đổi mới PPDH theo các yêu cầu
1
Đổi mới cách soạn giáo án và gắn mục tiêu bài học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS 140 56 60 24 50 20 0 2 Vận dụng kết hợp, thành thạo các PPDH khác nhau 100 40 75 30 55 22 20 8 3 Chú trọng phát triển PP học và khả năng tự học của HS 100 40 65 26 70 28 15 6 4 Kết hợp HĐ cá nhân, hoạt động nhóm và phát huy khả năng cá nhân 105 42 75 30 70 28 0
5 Tăng cường liên hệ nội
rèn HS về kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy
6 Tăng cường sử dụng PT kỹ
thuật, GA điện tử vào DH 90 36 70 28 60 24 30 12 7 Gắn với đổi mới cách thức
KT- đánh giá kết quả học tập 110 44 80 32 40 16 20 8
8
Tổ chức Dự giờ đồng nghiệp- trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH khi soạn bài và khi tổ chức dạy trên lớp
125 50 75 30 50 20 0
3. Chỉ đạo thực hiện các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH
1 Xây dựng kế hoạch đăng kí
giờ dạy tốt và dự giờ chéo 150 60 50 20 50 20 0
2
Tổ chức hội giảng, hội nghị chuyên đề về đổi mới PPDH
130 52 70 28 50 20 0
3
Tổ chức thi đua thực hiện đổi mới PPDH tập thể, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới PPDH
120 48 65 26 55 22 10 4
4 BGH trực tiếp dự giờ, chỉ đạo
kịp thời 90 36 65 26 50 20 45 18
5
Chỉ đạo Tổ CM/ khối thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy và các HĐ đổi mới PPDH
140 56 60 24 35 14 15 6
6 Đảm bảo thông tin, thông
báo, tuyên truyền kịp thời 120 48 80 32 50 20 0
7
Đảm bảo các điều kiện CSVC, ph.tiện và chế độ, chính sách tạo động lực cho GV và HS tham gia tích cực
100 40 50 20 50 20 50 20
8
Giữa và cuối học kỳ, cuối năm có sơ kết, tổng kết đánh giá- rút kinh nghiệm kết hợp với khen thưởng- kỷ luật
Qua bảng 2.13, cho thấy việc lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH của Hiệu trưởng được thể hiện cụ thể ở ba nội dung:
Thứ nhất: Nội dung “Chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp”: Gồm có 8 yêu cầu đối với giáo viên, trong đó yêu cầu “Bài soạn phải đúng theo chuẩn về mục tiêu, nội dung, tiến độ chương trình và đúng các yêu cầu Kiểm tra- đánh giá” được 72% số người được hỏi đánh giá là thực hiện tốt và rất tốt, tuy nhiên còn 20 người (8%) cho rằng thực hiện chưa tốt yêu cầu này; Với yêu cầu “Tổ trưởng kiểm tra giáo viên chuẩn bị bài, ĐDDH…” cũng được Hiệu trưởng lên kế hoạch chỉ đạo rất cụ thể và hiệu quả thông qua kết quả trả lời 84% cho là tốt và rất tốt, 16% cho là Hiệu trưởng đã thực hiện đạt yêu cầu và không có ý kiến nào cho rằng Hiệu trưởng thực hiện không tốt yêu cầu này;
Với yêu cầu “Bài soạn phải thể hiện rõ công việc của thầy và trò”; “Lựa chọn PPDH phù hợp với loại bài và đối tượng học sinh” và “Vận dụng kết hợp các PPDH, ưu tiên các PPDH tích cực” vẫn còn có từ 10 đến 20 số người được hỏi cho rằng Hiệu trưởng đã thực hiện không tốt những yêu cầu này đối với giáo viên, đặc biệt với yêu cầu “Sử dụng hợp lý máy chiếu, phương tiện trực quan” Hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên thực hiện mới ở mức trung bình với tỷ lệ 55.2% cho là làm tốt, 20.8% cho là đạt và có tới 24% cho là Hiệu trưởng làm chưa tích cực và chưa quyết liệt với việc yêu cầu giáo viên thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, ĐDDH sẵn có và tự tạo trong quá trình giảng dạy.
Thứ hai: Nội dung “Chỉ đạo triển khai đổi mới PPDH” theo các yêu cầu sau: 1 - Đổi mới cách soạn giáo án và gắn mục tiêu bài học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
2 - Vận dụng kết hợp, thành thạo các PPDH khác nhau
3 - Chú trọng phát triển phương pháp học và khả năng tự học của học sinh 4 - Kết hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và phát huy khả năng cá nhân 5 - Tăng cường liên hệ nội dung bài học với thực tế, rèn học sinh về kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy
6 - Tăng cường sử dụng phương tiện kỹ thuật, giáo án điện tử vào dạy học 7 - Gắn với đổi mới cách thức KTĐG kết quả học tập
8 - Tổ chức dự giờ đồng nghiệp- trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH khi soạn bài và khi tổ chức dạy trên lớp
Trong đó yêu cầu thứ nhất, thứ tư và thứ tám được đánh giá là hiệu quả với 100% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng đã thực hiện các yêu cầu này tốt, rất tốt. Với những yêu cầu còn lại vẫn còn có từ 6 đến 14% số người được hỏi cho rằng Hiệu trưởng đã thực hiện chưa tốt những yêu cầu này. Đặc biệt với nội dung “Tăng cường liên hệ nội dung bài học với thực tế, rèn học sinh về kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy” có 35 người được hỏi cho rằng Hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên làm chưa tốt yêu cầu này trong đổi mới PPDH.
Thứ 3: Nội dung “Chỉ đạo thực hiện các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH”: Gồm 8 yêu cầu, trong đó yêu cầu thứ nhất, thứ hai và yêu cầu thứ 6 được các khách thể đánh giá là Hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch đăng ký bài, giờ dạy; Hiệu trưởng đã tổ chức các hội giảng, hội nghị chuyên đề về đổi mới PPDH đạt hiệu quả trong các nhà trường, đảm bảo thông tin tuyên truyền kịp thời. Tuy nhiên việc dự giờ thăm lớp của BGH nhà trường trong thời gian qua thực hiện chưa đều có 18% số người được hỏi cho là như vậy. Nên việc chỉ đạo đổi mới PPDH không kịp thời hoặc hiệu quả không cao. Đặc biệt là về CSVC, các điều kiện, phương tiện, chế độ chính sách tạo động lực cho giáo viên và học sinh tham gia tích cực đổi mới PPDH chưa được các Hiệu trưởng quan tâm đúng mức, chưa làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để nâng cao chất lượng CSVC hoặc có quan tâm nhưng do hạn hẹp về ngân sách nên không đáp ứng được yêu cầu này vì vậy có 20% số người được hỏi không hài lòng với việc thực hiện yêu cầu này của Hiệu trưởng.
2.4.2. Thực trạng các hình thức quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường Tiểu Tp. Hạ Long trường Tiểu Tp. Hạ Long
2.4.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực giáo viên về đổi mới PPDH
Để đánh giá thực trạng các hình thức quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học Tp. Hạ Long, chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hiệu quả các hình thức bồi dưỡng PPDH cho giáo viên mà Hiệu trưởng trường tiểu học Tp. Hạ Long đã sử dụng. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.14. Mức độ hiệu quả của các hình thức bồi dƣỡng PPDH cho giáo viên tiểu học đã và đang thực hiện ở các trƣờng tiểu học Tp. Hạ Long
TT Nội dung bồi dƣỡng
Mức độ Rất tốt % Tốt % TB % Chƣa tốt % 1 Về chính trị tư tưởng, ý thức
và lương tâm nghề nghiệp 180 72 60 24 10 4 0
2
Về chuyên môn nghiệp vụ:
a.Bồi dưỡng thường xuyên
theo chu kỳ 150 60 50 20 20 8 30 12
b. Các chuyên đề đổi mới
PPDH 180 72 40 16 15 6 15 6
c.Tổ chức hội giảng, dạy tốt
thường xuyên 145 58 45 18 45 18 15 6
d. Hướng dẫn GV tham gia
nghiên cứu, viết SKKN 155 62 45 18 35 14 15 6 e. Hướng dẫn GV soạn giáo
án điện tử 166 66.4 58 23.2 26 10.4 0 f. Giúp đỡ GV mới ra trường 150 60 60 24 30 12 10 4 g. Bồi dưỡng GV yếu, kém về
chuyên môn 125 50 55 22 35 14 35 14
3 Về các kỹ năng tin học và
ứng dụng CNTT 155 62 65 26 30 12 0
Qua bảng 2.14, cho thấy Hiệu trưởng các trường Tiểu học đã kết hợp các hình thức bồi dưỡng PPDH cho giáo viên được đánh giá ở mức độ khá tốt. Với nội dung bồi dưỡng “Về chính trị tư tưởng, ý thức và lương tâm nghề nghiệp” được CBGV đánh giá là tốt và rất tốt với 96% số người được hỏi, chỉ còn 4% cho rằng nội dung này chỉ dừng ở mức đạt yêu cầu. Với nội dung bồi dưỡng kỹ năng tin học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học ngoại ngữ 100% số người được hỏi đều đánh giá là đạt yêu cầu.
Tuy nhiên với nội dung bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ vẫn có từ 10 đến 30 người cho rằng Hiệu trưởng chưa sát sao trong việc triển khai bồi dưỡng một số nội dung trong đó như “Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ”; tổ chức “Các chuyên đề đổi mới PPDH”; “Bồi dưỡng giáo viên yếu, kém về chuyên môn” … Điều này đặt ra cho CBQL các trường Tiểu học trên địa bàn Tp. Hạ Long làm sao trong thời gian tới tiếp tục triển khai làm tốt hơn công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để thực hiện tốt phong trào