Cơ sở vật chất và môi trường dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 125)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.2.3. Cơ sở vật chất và môi trường dạy học

Bảng 2.6. Tình hình cơ sở vật chất các trƣờng Tiểu học Tp. Hạ Long (2011-2012) STT Tên trƣờng phòng T.Số học Số p. thƣ viện Số P. tin học Số máy tính Số P. thiết bị P. tổ CM P. chức năng khác Đạt chuẩn quốc gia(X) 1 Minh Hà 17 1 1 17 1 1 x 2 Trần Quốc Toản 34 1 1 18 1 1 x 3 Lê Hồng Phong 19 1 1 17 1 1 1 x 4 Quang Trung 29 1 1 18 1 1 x 5 Hạ Long 31 1 1 17 1 1 2 x 6 Trần Hưng Đạo 30 1 1 18 1 1 x 7 Hà Lầm 28 1 1 15 1 1 1 x 8 Cao Xanh 37 1 1 15 1 1 x 9 Nguyễn Bá Ngọc 9 1 5 1 1 1 x 10 Cao Thắng 21 1 1 10 1 1 x 11 Võ Thị Sáu 11 1 1 1 3 x 12 Bãi Cháy 16 1 1 10 1 1 x 13 Lý Thường Kiệt 22 1 1 15 1 1 1 x 14 Hà Khẩu 27 1 1 10 1 1 3 15 Việt Hưng 22 1 1 13 1 1 x 16 Hữu Nghị 10 1 1 15 1 1 3 17 Đại Yên 21 1 1 1 3 x 18 Hùng Thắng 20 1 1 15 1 1 19 Bãi Cháy 2 18 1 1 20 1 1 1 x 20 Tuần Châu 20 1 1 20 1 1 2 Cộng 367 20 17 258 20 20 21 16

Số phòng học của các trường đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của mỗi trường, tuy nhiên số phòng tin học cho mỗi trường mới chỉ dừng lại ở 1phòng máy/1 trường về cơ bản là chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học của cô trò nhà trường đặc biệt còn có trường trắng về CNTT (không có phòng máy, không có máy vi tính) như trường Võ Thị Sáu, trường Đại Yên.

Số phòng thiết bị, phòng sinh hoạt chuyên môn của các nhà trường thì mỗi trường mới có 1 phòng, các phòng chức năng khác (phòng học tiếng Anh, phòng tập đa năng, phòng học âm nhạc) còn nhiều trường chưa có. Điều này là một trong những cản trở quá trình phát triển giáo dục của các nhà trường đặc biệt là quá trình đổi mới PPDH.

Vấn đề đặt ra cho Phòng GD&ĐT, CBGV các trường Tiểu học Tp. Hạ Long trong thời gian tới làm sao làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với chính quyền địa phương, với CMHS, vận động tuyên truyền huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu dạy và học của các nhà trường.

2.3. Thực trạng đổi mới PPDH dạy học ở trƣờng Tiểu học

2.3.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của đổi mới PPDH

Để biết được thực trạng đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Tp. Hạ Long, tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 50 CBQL và 200 giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố. Với câu hỏi: Đ/c cho biết nhận thức của mình về sự cần thiết của đổi mới PPDH ở trường Tiểu học Tp. Hạ Long hiện nay.

Bảng 2.7. Nhận thức của CBQLGV về mức độ cần thiết của đổi mới PPDH

TT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ%

1 Rất cần thiết 166 66.4

2 Cần thiết 69 27.6

Kết quả khảo sát cho thấy, 94% số người được hỏi đều cho rằng việc đổi mới PPDH hiện nay do ngành giáo dục phát động là rất cần thiết và cần thiết, như vậy trong thời gian qua công tác chỉ đạo, thực hiện đổi mới PPDH ở các trường Tiểu học Tp. Hạ Long đã được triển khai thực hiện đồng bộ và đã có những chuyển biến tích cực ban đầu đặc biệt là về nhận thức của cán bộ, giáo viên trong các nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn 15 người (6%) cho rằng không cần thiết, họ cho rằng với PPDH truyền thống họ vẫn có thể truyền tải kiến thức tới học sinh một cách bài bản mà vẫn đảm bảo nội dung yêu cầu của bài học. Điều này đặt ra cho CBQL các nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc đổi mới PPDH trong thời gian tới.

2.3.2. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về các nội dung đổi mới PPDH

Để tiến hành đánh giá nhận thức của CBGV về nội dung đổi mới PPDH. Chúng tôi tiến hành khảo sát với 7 nội dung với các mức độ rất cần thiết (RCT); Cần thiết (CT); Không cần thiết (KCT) kết quả như sau:

Xử lý số liệu theo PPDH thống kê toán học - Rất cần thiết nếu: X 2,5 - Cần thiết nếu : 1.5 X < 2,5 - Không cần thiết nếu : X < 1,5.

Bảng 2.8. Nhận thức của CB,GV về nội dung đổi mới PPDH

TT Nội dung Tổng số phiếu Các mức độ So sánh RCT CT KCT Thứ bậc

1 Đổi mới về mục tiêu dạy học TH. 250 160 60 30 2,52 5

2 Đổi mới về nội dung dạy học TH. 250 140 85 25 2,46 7

3 Đổi mới về chương trình dạy học TH 250 165 50 35 2,52 5

4 Đổi mới về tổ chức dạy học TH. 250 212 38 0 2,84 2

5 Đổi mới về PPDH dạy học TH. 250 230 20 0 2,92 1

6 Đổi mới về CSVC, thiết bị dạy học TH. 250 180 40 30 2,6 4

7 Đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS TH. 250 176 64 10 2,66 3

Kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy: 7 Nội dung khảo nghiệm đều được đánh giá là rất cần thiết thông qua giá trị trung bình = 2,64. Trong đó nội dung “Đổi mới về PPDH dạy học Tiểu học.” Được đánh giá ở mức độ cần thiết nhất với = 2,92. Sau đó là nội dung “Đổi mới về tổ chức dạy học Tiểu học.” cũng được đánh giá ở mức rất cần thiết cao với = 2,84.

Tuy nhiên trong số những người được hỏi còn tỷ lệ không nhỏ trả lời nội dung “Đổi mới về chương trình dạy học Tiểu học” và nội dung “Đổi mới về mục tiêu dạy học Tiểu học.” là không cần thiết lần lượt là 35 và 30 người. Điều này là một khó khăn cho CBQL trong quá trong quá trình triển khai và chỉ đạo đổi mới PPDH ở trường tiểu học Tp. Hạ Long.

2.3.3. Thực trạng các hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên

Hàng năm Sở, Phòng giáo dục đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là các nhà trường đã thường xuyên tổ chức chuyên đề, hội thi về đổi mới PPDH tạo khí thế thi đua trong toàn cấp học. Do đó, trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là việc thay đổi PPDH đã giúp giáo viên có điều kiện phát huy khả năng chủ động, sáng tạo trong dạy học, xây dựng được nhiều hình thức tổ chức hoạt động học tập, kích thích học sinh tìm tòi, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, sáng tạo.

Để tìm hiểu thái độ tham gia của giáo viên vào công tác đổi mới PPDH chúng tôi tiến hành khảo sát 200 giáo viên các nhà trường với câu hỏi: Thầy (cô) có thể tự nhận mình là người tham gia vào đổi mới PPDH ở mức độ nào sau đây? Kết quả nhận được như sau:

Bảng 2.9. Mức độ tham gia đổi mới PPDH của GV

TT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ%

1 Rất tích cực 130 65.0

2 Tích cực 30 15.0

3 Bình thường 25 12.5

Kết quả khảo sát cho thấy, có 130 (65%) thầy cô trả lời tham gia đổi mới PPDH rất tích cực, 30 thầy cô cho là tham gia với thái độ tích cực. Còn 40 thầy cô (20%) cho rằng tham gia với thái độ bình thường và chỉ thực sự sử dụng các PPDH mới khi có đoàn kiểm tra hoặc vào các đợt hội giảng, thao giảng. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng các bước lên lớp của giáo viên trong các nhà trường theo những nội dung sau:

2.3.3.1. Thực trạng đổi mới khâu thiết kế bài dạy và hoạt động giảng dạy

Để đánh giá mức độ thực hiện việc đổi mới thiết kế bài dạy. Chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL và giáo viên với cách đánh giá là: Thường xuyên (TX)= 3 điểm; Đôi khi (ĐK) = 2 điểm; Không bao giờ (KBG)=1 điểm.

Kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các kỹ năng thiết kế bài dạy của giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện TB

TX ĐK KBG

1 Soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống việc làm

cho HS 140 60 50 2,36 3 2 Tổ chức cho HS học tập bằng PP tự tìm ra kiến thức mới 178 52 20 2,63 2 3 Tổ chức cho HS học tập theo nhóm 135 70 45 2,36 3 4 Tổ chức cho HS học tập bằng PP tự học 200 50 0 2,8 1 5 Kích thích HĐ học tập cho HS như tổ chức trò

chơi, thảo luận học tập 120 75 55 2,26 5

6 Tổ chức cho HS thi diễn thuyết, thi viết luận 110 50 90 2,12 6

2,42

Qua bảng 2.10, cho thấy các đối tượng được khảo sát đều đánh giá cao mức độ thực hiện các kỹ năng soạn bài của giáo viên với giá trị trung bình = 2.42. Trong đó việc thiết kế bài dạy theo hướng “Tổ chức cho học sinh học tập bằng PPDH tự học” được giáo viên thường xuyên sử dụng nhất với = 2,8 điểm, sau đó là thiết kế bài dạy theo hướng “Tổ chức cho học sinh học tập bằng PPDH tự tìm ra kiến thức mới” được đánh giá là thường xuyên với = 2,63.

Các kỹ năng soạn bài theo hướng “Soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống việc làm cho học sinh” và “Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm” được đánh giá ở mức độ trung bình với = 2.36. Kỹ năng soạn bài theo hướng “Tổ chức cho học sinh thi diễn thuyết, thi viết luận” được đánh giá thấp nhất với 90 người được hỏi đánh giá là không bao giờ thực hiện và 50 người cho rằng kỹ năng này chỉ thực hiện khi có đoàn kiểm tra hoặc vào các đợt hội giảng, chuyên đề.

Qua đánh giá cho thấy việc đổi mới thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Tp. Hạ Long mặc dù đã được triển khai tuy nhiên việc thực hiện các kỹ năng trong thiết kế bài dạy chưa được thường xuyên, liên tục vì vậy đây là nhân tố làm ảnh hưởng tới quá trình quản lý, đổi mới PPDH của cấp học Tiểu học của Phòng GD&ĐT Hạ Long.

Để đánh giá mức độ thực hiện việc đổi mới PPDH. Chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL, giáo viên các trường tiểu học. Kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các PPDH tích cực của GV TT PPDH Mức độ thực hiện TB TX ĐK KBG 1 Dạy học gợi mở - vấn đáp 155 85 20 2,62 2 2 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 140 100 10 2,52 3 3 Dạy học hợp tác trong nhóm 135 100 15 2,48 4 4 Dạy học trực quan 120 120 10 2,44 5 5 Dạy học luyện tập và thực hành 200 50 0 2,8 1 6 Dạy học trò chơi 100 120 30 2,28 6 7 Dạy học bằng BĐTD 80 100 70 2.04 7 2,45

Về PPDH các đối tượng được hỏi đều đánh giá ở mức trung bình với = 2,45. Với PPDH được đánh giá là sử dụng thường xuyên nhất trong giáo viên hiện nay là “Dạy học luyện tập và thực hành” với = 2,8 vì cách dạy này là một trong những PPDH truyền thống được sử dụng qua nhiều thế hệ.

Thứ hai là PPDH gợi mở vấn đáp với = 2,62. Tuy nhiên, vẫn còn 20 người được hỏi không bao giờ sử dụng PPDH dạy học này. PPDH “Dạy học trò chơi” có tới 30 người được hỏi trả lời không bao giờ thực hiện, vì khi sử dụng PPDH này tốn rất nhiều thời gian cho việc soạn và giảng trên lớp.

Được đánh giá thấp nhất là PPDH “Dạy học bằng bản đồ tư duy” với = 2,04. Có 70 người đánh giá giáo viên không bao giờ dùng PPDH này vì khi sử dụng nó người giáo viên tối thiểu cần biết sử dụng CNTT ở mức cơ bản, mà điều này lại là điểm yếu của một số giáo viên, đặc biệt là những giáo viên có tuổi đời cao.

Thông qua khảo sát, cho thấy các kỹ năng soạn bài, PPDH của giáo viên tiểu học Tp. Hạ Long còn có những bất cập, chưa đáp ứng được cho nhu cầu đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay, giáo viên chưa thực sự đầu tư vận dụng các PPDH theo hướng đổi mới, vẫn còn nghiêng về PPDH truyền thống, còn tình trạng thầy đọc, trò ghi; các PPDH tích cực, sáng tạo mà ta mong muốn trở thành những PPDH chủ đạo trong nhà trường vẫn chưa thực sự toả sáng để trở thành hiện thực.

Khi chúng tôi trao đổi với những giáo viên giỏi, giữ vai trò nòng cốt ở các trường thì có nhiều ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH hướng về áp dụng các kỹ năng trên là không khó, tuy nhiên họ không dạy như thế vì một số khó khăn gặp phải khi dạy như: học sinh chưa quen cách học mới, bó buộc bởi các kỳ kiểm tra, đánh giá; nội dung bài dạy nhiều nhưng thời lượng quá ít, không thể tổ chức thảo luận, trò chơi.

Không ít giáo viên cho rằng khi tiến hành đổi mới PPDH đã phải đối diện với một điều trói buộc mình: “sách giáo khoa là pháp lệnh”, dù chưa hề được phát biểu chính thức trong một văn bản pháp quy nào nhưng đã tồn tại lâu bền trong ngành Giáo dục qua nhiều thập kỷ; người làm công tác quản lí cũng dựa vào sách giáo khoa để đánh giá giáo viên. Quan niệm này, phần nào đã làm cho họ bị hạn chế trong việc sử dụng PPDH giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, không

mạnh dạn “phá cách” trở thành chủ thể chủ động, sáng tạo thật sự trong thiên chức của mình, cũng có giáo viên cho rằng lớp học quá đông, trình độ học sinh không đồng đều vì thế rất khó yêu cầu tất cả học sinh đều hoạt động tích cực.

Kết hợp trao đổi với các nhà QLGD và qua trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc đổi mới PPDH vẫn còn một số trở ngại về mặt tâm lý. Đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Tp. Hạ Long cũng làm cho không ít giáo viên lo lắng như chưa được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và kỹ năng áp dụng các PPDH mới; nên thiếu tự tin. Có giáo viên sợ tổ chức phương pháp trò chơi, sẽ không đủ thời gian thực hiện kế hoạch giảng dạy, nhất là ở những bài học có nội dung dài trong khi thời gian phân bổ lại hạn hẹp.

Một bộ phận giáo viên tuổi nghề còn ít, vốn kinh nghiệm thực tiễn chưa được nhiều, ngại tổ chức cho học sinh thảo luận. Cũng có nhiều giáo viên đã giảng dạy lâu năm ngại phải tốn nhiều thời gian để soạn lại giáo án cho phù hợp với PPDH, phương tiện, hình thức dạy học mới. Cá biệt, những giáo viên đã có tuổi, tư duy và thao tác kỹ thuật bắt đầu kém nhanh nhạy thường lo sợ gặp những sự cố về thiết bị kỹ thuật khi tiến hành dạy học theo PPDH mới. Thậm chí, một số giáo viên cho rằng các PPDH mới đi kèm các phương tiện nghe nhìn hiện đại một khi bị lạm dụng sẽ giết chết tư duy trừu tượng của học sinh.

Qua phân tích, có thể nhận định chung là hầu hết những trở ngại đều xuất phát từ nhận thức chủ quan của giáo viên. Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục, người dạy phải vượt qua các trở ngại tâm lý đã nêu, thì hoạt động đổi mới PPDH mới thật sự khởi sắc.

2.3.3.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một khâu rất quan trọng, nó làm rõ mức độ hoàn thành mục tiêu dạy học, phát hiện nguyên nhân, điều chỉnh HĐDH. Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng đã có những thay đổi về hình thức tổ chứ kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh. Các bài kiểm tra định kỳ đều tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận hoặc chấm điểm trực tiếp trên lớp. Còn các môn học khác được đánh giá bằng nhận xét của giáo viên.

Bảng 2.12. Tác dụng của các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh TT Hình thức kiểm tra Tác dụng TB Tốt TL% Khá TL% TB TL % 1 Trắc nghiệm khách quan 180 72.0 70 28.0 0 2.72 2

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)