8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.2.3. Chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện hoạt động đổi mới PPDH gắn với tổ chức
chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi cấp thành phố
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Với hình thức thi giáo viên giỏi các cấp, trước hết là tạo sự nỗ lực cho từng giáo viên, đồng thời còn tạo được một phong trào thi đua trong giảng dạy,
trong tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ, giáo viên. Đồng thời giáo viên còn được rèn luyện, cọ sát để chuẩn bị cho kỳ thi giáo viên giỏi do Sở, Bộ GD- ĐT tổ chức.
Ở thành phố Hạ Long, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường hàng năm tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường để lựa chọn tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố được tổ chức 02 năm một lần và cấp tỉnh là 03 năm một lần. Với việc tổ chức thi hàng năm là rất có hiệu quả cho nhà trường trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Trong thực tế thực hiện đổi mới PPDH, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học trong thành phố tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề cấp thành phố, tổ chức hội giảng, hội thảo về đổi mới phương pháp. Giáo viên đã tiếp cận được các phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, để có được một tiết dạy thành công giáo viên phải chuẩn bị rất công phu, với sự hỗ trợ của nhiều người và chính điều đó đã làm cho các giờ dạy đổi mới PPDH khó áp dụng thường xuyên, khó nhân rộng được.
Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học trong địa bàn thực hiện tốt một số công tác sau:
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hội thi, xây dựng tiêu chí đánh giá ngay từ đầu năm học và triển khai phổ biến tới tất cả các giáo viên trong trường.
- Chỉ đạo việc lựa chọn giáo viên tham gia Hội thi theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ GD & ĐT quy định, đó là:
+ Giáo viên phải có ít nhất một SKKN hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. SKKN, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo và đã được nhà trường công nhận và xếp loại.
+ Giáo viên tham gia dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận.
+ Giáo viên còn phải được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng tổ chức tốt việc chấm sáng SKKN, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và báo cáo kết quả hội thi về Phòng GD&ĐT.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường chọn các cá nhân dự thi là giáo viên điển hình đổi mới PPDH, có những thành tích đổi mới PPDH và có nhiệt tâm muốn thực hiện tốt việc đổi mới PPDH;
- Chỉ đạo việc triển khai tập giảng, hội thảo, hội giảng đổi mới phương pháp cần đi vào những vấn đề rất cụ thể, từng thể loại bài, từng đối tượng HS.
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Phòng giáo dục chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi giáo viên dạy giỏi tới các nhà trường ngay từ đầu năm học.
- Xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá giáo viên dạy giỏi cho từng cấp: Cấp trường, cấp cụm trường, cấp thành phố.
- Giáo viên các nhà trường tích cực tham gia với tinh thần hăng hái và thái độ dự thi nghiêm túc.
- Hiệu trưởng các trường, hàng năm dành một lượng kinh phí nhất định để khen thưởng hợp lý, cân đối cho các cá nhân, tập thể xuất sắc đạt giải cao trong các cuộc thi.
- Về cơ sở vật chất nhà trường và các phương tiện phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH phải đáp ứng đủ yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình dạy học.