8. Cấu trúc nội dung luận văn
2.3.3.1. Thực trạng đổi mới khâu thiết kế bài dạy và hoạt động giảng dạy
Để đánh giá mức độ thực hiện việc đổi mới thiết kế bài dạy. Chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL và giáo viên với cách đánh giá là: Thường xuyên (TX)= 3 điểm; Đôi khi (ĐK) = 2 điểm; Không bao giờ (KBG)=1 điểm.
Kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các kỹ năng thiết kế bài dạy của giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện TB
TX ĐK KBG
1 Soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống việc làm
cho HS 140 60 50 2,36 3 2 Tổ chức cho HS học tập bằng PP tự tìm ra kiến thức mới 178 52 20 2,63 2 3 Tổ chức cho HS học tập theo nhóm 135 70 45 2,36 3 4 Tổ chức cho HS học tập bằng PP tự học 200 50 0 2,8 1 5 Kích thích HĐ học tập cho HS như tổ chức trò
chơi, thảo luận học tập 120 75 55 2,26 5
6 Tổ chức cho HS thi diễn thuyết, thi viết luận 110 50 90 2,12 6
2,42
Qua bảng 2.10, cho thấy các đối tượng được khảo sát đều đánh giá cao mức độ thực hiện các kỹ năng soạn bài của giáo viên với giá trị trung bình = 2.42. Trong đó việc thiết kế bài dạy theo hướng “Tổ chức cho học sinh học tập bằng PPDH tự học” được giáo viên thường xuyên sử dụng nhất với = 2,8 điểm, sau đó là thiết kế bài dạy theo hướng “Tổ chức cho học sinh học tập bằng PPDH tự tìm ra kiến thức mới” được đánh giá là thường xuyên với = 2,63.
Các kỹ năng soạn bài theo hướng “Soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống việc làm cho học sinh” và “Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm” được đánh giá ở mức độ trung bình với = 2.36. Kỹ năng soạn bài theo hướng “Tổ chức cho học sinh thi diễn thuyết, thi viết luận” được đánh giá thấp nhất với 90 người được hỏi đánh giá là không bao giờ thực hiện và 50 người cho rằng kỹ năng này chỉ thực hiện khi có đoàn kiểm tra hoặc vào các đợt hội giảng, chuyên đề.
Qua đánh giá cho thấy việc đổi mới thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Tp. Hạ Long mặc dù đã được triển khai tuy nhiên việc thực hiện các kỹ năng trong thiết kế bài dạy chưa được thường xuyên, liên tục vì vậy đây là nhân tố làm ảnh hưởng tới quá trình quản lý, đổi mới PPDH của cấp học Tiểu học của Phòng GD&ĐT Hạ Long.
Để đánh giá mức độ thực hiện việc đổi mới PPDH. Chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL, giáo viên các trường tiểu học. Kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các PPDH tích cực của GV TT PPDH Mức độ thực hiện TB TX ĐK KBG 1 Dạy học gợi mở - vấn đáp 155 85 20 2,62 2 2 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 140 100 10 2,52 3 3 Dạy học hợp tác trong nhóm 135 100 15 2,48 4 4 Dạy học trực quan 120 120 10 2,44 5 5 Dạy học luyện tập và thực hành 200 50 0 2,8 1 6 Dạy học trò chơi 100 120 30 2,28 6 7 Dạy học bằng BĐTD 80 100 70 2.04 7 2,45
Về PPDH các đối tượng được hỏi đều đánh giá ở mức trung bình với = 2,45. Với PPDH được đánh giá là sử dụng thường xuyên nhất trong giáo viên hiện nay là “Dạy học luyện tập và thực hành” với = 2,8 vì cách dạy này là một trong những PPDH truyền thống được sử dụng qua nhiều thế hệ.
Thứ hai là PPDH gợi mở vấn đáp với = 2,62. Tuy nhiên, vẫn còn 20 người được hỏi không bao giờ sử dụng PPDH dạy học này. PPDH “Dạy học trò chơi” có tới 30 người được hỏi trả lời không bao giờ thực hiện, vì khi sử dụng PPDH này tốn rất nhiều thời gian cho việc soạn và giảng trên lớp.
Được đánh giá thấp nhất là PPDH “Dạy học bằng bản đồ tư duy” với = 2,04. Có 70 người đánh giá giáo viên không bao giờ dùng PPDH này vì khi sử dụng nó người giáo viên tối thiểu cần biết sử dụng CNTT ở mức cơ bản, mà điều này lại là điểm yếu của một số giáo viên, đặc biệt là những giáo viên có tuổi đời cao.
Thông qua khảo sát, cho thấy các kỹ năng soạn bài, PPDH của giáo viên tiểu học Tp. Hạ Long còn có những bất cập, chưa đáp ứng được cho nhu cầu đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay, giáo viên chưa thực sự đầu tư vận dụng các PPDH theo hướng đổi mới, vẫn còn nghiêng về PPDH truyền thống, còn tình trạng thầy đọc, trò ghi; các PPDH tích cực, sáng tạo mà ta mong muốn trở thành những PPDH chủ đạo trong nhà trường vẫn chưa thực sự toả sáng để trở thành hiện thực.
Khi chúng tôi trao đổi với những giáo viên giỏi, giữ vai trò nòng cốt ở các trường thì có nhiều ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH hướng về áp dụng các kỹ năng trên là không khó, tuy nhiên họ không dạy như thế vì một số khó khăn gặp phải khi dạy như: học sinh chưa quen cách học mới, bó buộc bởi các kỳ kiểm tra, đánh giá; nội dung bài dạy nhiều nhưng thời lượng quá ít, không thể tổ chức thảo luận, trò chơi.
Không ít giáo viên cho rằng khi tiến hành đổi mới PPDH đã phải đối diện với một điều trói buộc mình: “sách giáo khoa là pháp lệnh”, dù chưa hề được phát biểu chính thức trong một văn bản pháp quy nào nhưng đã tồn tại lâu bền trong ngành Giáo dục qua nhiều thập kỷ; người làm công tác quản lí cũng dựa vào sách giáo khoa để đánh giá giáo viên. Quan niệm này, phần nào đã làm cho họ bị hạn chế trong việc sử dụng PPDH giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, không
mạnh dạn “phá cách” trở thành chủ thể chủ động, sáng tạo thật sự trong thiên chức của mình, cũng có giáo viên cho rằng lớp học quá đông, trình độ học sinh không đồng đều vì thế rất khó yêu cầu tất cả học sinh đều hoạt động tích cực.
Kết hợp trao đổi với các nhà QLGD và qua trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc đổi mới PPDH vẫn còn một số trở ngại về mặt tâm lý. Đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Tp. Hạ Long cũng làm cho không ít giáo viên lo lắng như chưa được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và kỹ năng áp dụng các PPDH mới; nên thiếu tự tin. Có giáo viên sợ tổ chức phương pháp trò chơi, sẽ không đủ thời gian thực hiện kế hoạch giảng dạy, nhất là ở những bài học có nội dung dài trong khi thời gian phân bổ lại hạn hẹp.
Một bộ phận giáo viên tuổi nghề còn ít, vốn kinh nghiệm thực tiễn chưa được nhiều, ngại tổ chức cho học sinh thảo luận. Cũng có nhiều giáo viên đã giảng dạy lâu năm ngại phải tốn nhiều thời gian để soạn lại giáo án cho phù hợp với PPDH, phương tiện, hình thức dạy học mới. Cá biệt, những giáo viên đã có tuổi, tư duy và thao tác kỹ thuật bắt đầu kém nhanh nhạy thường lo sợ gặp những sự cố về thiết bị kỹ thuật khi tiến hành dạy học theo PPDH mới. Thậm chí, một số giáo viên cho rằng các PPDH mới đi kèm các phương tiện nghe nhìn hiện đại một khi bị lạm dụng sẽ giết chết tư duy trừu tượng của học sinh.
Qua phân tích, có thể nhận định chung là hầu hết những trở ngại đều xuất phát từ nhận thức chủ quan của giáo viên. Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục, người dạy phải vượt qua các trở ngại tâm lý đã nêu, thì hoạt động đổi mới PPDH mới thật sự khởi sắc.