Khái niệm “chỉ đạo hoạt động” trong quá trình quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 125)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.2.5.2.Khái niệm “chỉ đạo hoạt động” trong quá trình quản lý

Chỉ đạo (hay lãnh đạo) là một chức năng cơ bản của quản lý, nhưng trong nhiều trường hợp cũng có thể coi là một khâu, một hoạt động tương đối độc lập của quá trình quản lý. Chỉ đạo là một hoạt động (hành động) chuyên biệt của người lãnh đạo một tổ chức tác động đến các chủ thể quản lý các bộ phận thuộc quyền nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý đã được hoạch định và đảm bảo cho các hoạt động của các bộ phận đạt được hiệu quả mong muốn.

Chỉ đạo là một quá trình và trong công tác chỉ đạo cũng đã bao gồm trong đó nhiều yếu tố của các chức năng quản lý khác: Chỉ đạo phải dựa vào kế hoạch chung và cần có riêng của kế hoạch chỉ đạo. Mặt khác, trong chỉ đạo cũng có đầy đủ các yếu tố của công tác tổ chức, của công tác kiểm tra, đánh giá…

Lập kế hoạch

Tổ chức Thông tin

Kiểm tra

Đối tượng của công tác chỉ đạo trong quản lý về bản chất là thực hiện các tác động con người tác động đến cán bộ quản lý các bộ phận (hệ bị quản lý). Điều quan trọng của chỉ đạo, lãnh đạo là làm sao tạo ra động cơ thúc đẩy con người hoạt động theo mục tiêu của tổ chức.

Ví dụ, đối tượng của chỉ đạo trong quản lý nhà trường là các đầu mối phụ trách công việc (lãnh đạo các phòng, ban, tổ chuyên môn và người phụ trách các tập thể giáo viên...). Năng lực chỉ đạo và cũng là nghệ thuật lãnh đạo của Hiệu trưởng là tác động vào các đầu mối quản lý (cấp dưới) thực thi hiệu quả sao cho họ không những tuân thủ các mệnh lệnh, mà còn tự nguyện và hăng hái làm việc để đạt các mục tiêu của tổ chức.

Khái niệm “Chỉ đạo” theo nghĩa này được sử dụng trong đề tài “Biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo Tp. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh”. Có thể nói “chỉ đạo” chỉ là một khâu quản lý, nhưng thể hiện tập trung cao nhất các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý.

1.3. Một số cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng Tiểu học

1.3.1. Một số đặc điểm của hoạt động dạy học ở trường tiểu học

1.3.1.1. Một số đặc điểm của hoạt động dạy học tiểu học

Điều II, Luật phổ cập giáo dục [24] đã nêu: “ Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân…” Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những phẩm chất cơ bản của nhân cách.

Giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng. Do vậy, có những đặc thù của quá trình dạy học tiểu học. Hệ PPDH ở tiểu học có đặc điểm:

- Phụ thuộc vào mục đích giáo dục tiểu học nói chung và phụ thuộc vào mục đích dạy học tiểu học nói riêng.

- Phụ thuộc vào nội dung dạy học tiểu học. Nội dung dạy học thay đổi kéo theo sự thay đổi của PPDH. Do đó phải sử dụng kết hợp các PPDH truyền thống và hiện đại.

- Phụ thuộc vào đặc điểm tâm- sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. - Phụ thuộc vào: phương tiện dạy học

- Phụ thuộc vào người giáo viên (quan điểm, năng lực, kinh nghiệm, sở trường… của họ)

1.3.1.2. PPDH dạy học tiểu học

PPDH tiểu học cần thể hiện được các yêu cầu:

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. - Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học.

- Bồi dưỡng PPDH tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng vào thực tiễn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh

1.3.2. Mục tiêu và vai trò của đổi mới PPDH ở trường tiểu học

Trước thực tiễn đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, PPDH cũng tất yếu phải thay đổi theo.

Đổi mới PPDH là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Đổi mới PPDH hướng vào hoạt động chủ đạo của học sinh, chống lại thói quen thụ động, đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng cao trong nền kinh tế tri thức. Bồi dưỡng PPDH tự học, tự rèn luyện kỹ năng để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm ham học cho học sinh. Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong quản lý, người Hiệu trưởng cần hình thành, phát triển, kích thích động cơ dạy của thầy và học của trò.

Trong giáo dục tiểu học - bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông, việc học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc dạy của thầy. Nếu chúng ta thực hiện được các điều trên thì chúng ta đã thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học đặt ra, tức là “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[23].

Mục tiêu của việc đổi mới PPDH ở trường tiểu học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “PPDH dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.

1.3.3. Nội dung của quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học

Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH là nhân tố quyết định thành công của đổi mới PPDH.

Quản lý việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH cần tuân thủ các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý. Từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo thực hiện… đến việc kiểm tra, đánh giá và nắm bắt thông tin phản hồi.

Nội dung quản lý đổi mới PPDH nói chung và của đổi mới PPDH ở các trường tiểu học nói riêng bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là: Đổi mới cách dạy của thầy trên quan điểm đổi mới.

Hai là: Đổi mới cách học của trò theo hướng chủ động, năng động, sáng tạo...

Ba là: Tăng cường thực hành, thực hiện nguyên lý giáo dục.

Bốn là: Tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, tư duy và cảm xúc Đổi mới PPDH chỉ có thể thực hiện được khi nó trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, của gia đình, của xã hội. Người Hiệu trưởng cần quản lý các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt các tổ chuyên môn, thông qua tổ chức để quản lý con người và công việc.

Mặt khác, đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ, đặc biệt là trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy quản lý đổi mới PPDH không thể không gắn liền với công tác quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới PPDH có thể khẳng định rằng giáo viên vừa là đối tượng vừa là động lực chính của công cuộc đổi mới này. Đội ngũ giáo viên tiểu học cần được đổi mới trước hết về nhận thức, cần đốt nóng thêm nhiệt huyết, say mê với nghề, xác định tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương học sinh và nâng cao khả năng tự học và sáng tạo. Bên cạnh đó giáo viên cần được trang bị các kiến thức, kỹ năng về PPDH và những kinh nghiệm thực tiễn của đổi mới PPDH. Trong công tác quản lí cần tạo ra cơ chế mới để động viên, thúc đẩy giáo viên tham gia vào công cuộc vận động này.

Quản lý đổi mới PPDH cần gắn với quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đảm bảo cho các hoạt động đổi mới PPDH. Cái lõi của cơ sở vật chất trường học là thiết bị dạy học. Quản lý nội dung này cần tuân thủ theo nguyên tắc về tính mục đích, tính kế thừa và phát triển, tuân thủ chu trình quản lý. Muốn quản lý tốt người Hiệu trưởng phải thường xuyên nâng cao nhận thức cho giáo viên đối với việc sử dụng thiết bị dạy học.

Quản lý đổi mới PPDH cần gắn với việc kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt chế độ thi đua khen thưởng và kỷ luật. Thiết kế một hệ thống thông tin phản hồi; so sánh thành tựu hiện thực với các chuẩn mực đã định, xác định những lệch lạc nếu có và đo lường ý nghĩa mức độ của chúng, tiến hành những hành động cần thiết đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hiệu nghiệm và hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tổ chức phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” làm cho nó đi vào chiều sâu và có thêm những nhân tố mới đa dạng và phổ biến hơn trong tập thể giáo viên và học sinh. Phong trào này, cũng chính là sự tích hợp của các hoạt động chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.

1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lí đổi mới PPDH tiểu học

a) Môi trường Kinh tế - xã hội

- Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

- Chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể liên quan. - Mối quan hệ, phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong địa bàn.

- Môi trường kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương. - Trình độ dân trí và mức sống của người dân địa phương.

- Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức xã hội, địa phương, CMHS ... - Chế độ đãi ngộ của nhà nước với người làm công tác giáo dục.

b) Các nhân tố thuộc Phòng GD&ĐT

- Công tác lập kế hoạch.

- Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo các trường về quản lý đổi mới PPDH. - Sự phối kết hợp có hiệu quả của các bộ phận trong cơ quan phòng GD&ĐT.

- Bồi dưỡng thường xuyên và giao lưu học hỏi cho đội ngũ giáo viên. - Công tác thi đua khen thưởng.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học.

- Năng lực chuyên môn và điều kiện làm việc của cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT.

c) Các nhân tố thuộc trường tiểu học

- Công tác quản lý hoạt động dạy - học của các trường Tiểu học. - Đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh.

- CSVC, TBDH, môi trường sư phạm nhà trường. - Chất lượng giáo dục học sinh của các trường. - Đời sống của cán bộ giáo viên.

- Thông tin giữa CMHS, học sinh, xã hội, giáo viên, nhà trường, Phòng GD&ĐT và ngược lại.

1.3.5. Vai trò của Hiệu trưởng trường tiểu học trong chỉ đạo đổi mới PPDH

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào công tác tổ chức quản lý trường học, đứng đầu là Hiệu trưởng. Vì vậy người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các PPDH giáo dục, các nguyên tắc tổ chức giáo dục XHCN. Người Hiệu trưởng phải là nhà giáo dục XHCN có kinh nghiệm, năng lực, uy tín về chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên.

Người Hiệu trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường, làm sao cho các chủ trương, đường lối, các nội dung, PPDH giáo dục được thực hiện một cách có hiệu quả. Do vậy, năng lực tổ chức thực tiễn của người Hiệu trưởng quyết định hiệu quả quản lý giáo dục.

Công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học nói riêng không chỉ có vai trò trực tiếp của người Hiệu trưởng, mà còn có sự quản lý, chỉ đạo của các cơ quản quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT). Bởi vậy, trong lý luận và thực tiễn, hoạt động quản lý nhà trường của các Hiệu trưởng trường tiểu học không thể thiếu sự quản lý, chỉ đạo chuyên môn trực tiếp từ Phòng GD&ĐT.

1.4. Vai trò và nội dung công tác chỉ đạo đổi mới PPDH tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Giáo dục và Đào tạo

1.4.1. Vai trò của Phòng GD&ĐT trong quản lý hoạt động dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.1.1. Chức năng của phòng giáo dục và đào tạo

Điều 9 Nghị định số: 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục của Phòng GD&ĐT như sau: “Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện”[10].

Nghị định cũng quy định rõ Phòng GD&ĐT thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục với các nội dung sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

a) Trình UBND cấp huyện: dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lí của UBND cấp huyện;

b) Trình Chủ tịch UBND cấp huyện: Dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.

2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục.

3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện.

4. Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và CBQL giáo dục trên địa bàn huyện.

5. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.

6. Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn huyện.

7. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 125)