8. Cấu trúc nội dung luận văn
2.6.4. Thách thức (Threats)
Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về vị trí, vai trò của mình trong giai đoạn mới chưa cao cho nên việc thực hiện các biện pháp chỉ đạo đối với GV còn hạn chế, đặc biệt trong việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
Đội ngũ tuy đủ về số lượng, nhưng cơ cấu không đồng bộ, thiếu chủng loại, chất lượng chưa mạnh, thiếu đội ngũ mũi nhọn.
Bộ phận chuyên môn của Phòng GD&ĐT số lượng ít lại hạn chế về khả năng và kinh nghiệm. Do hạn chế về nghiệp vụ quản lý và sự am hiểu chưa đầy đủ về lý luận khoa học QL nên phương pháp QL của chuyên viên Phòng GD&ĐT thường sử dụng là xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp mà họ đã đúc rút, tổng kết trong thực tiễn QL nhà trường, vì vậy hiệu quả QL chưa cao, đặc biệt là quản lý chỉ đạo đổ mới PPDH.
Chưa có sự phối hợp thường xuyên, liên tục giữa các nhà trường và địa phương nên hiệu quả huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được quan tâm đúng mức.
Còn một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm tới việc học tập của con em, phó thác trách nhiệm giáo dục cho các nhà trường. Học sinh còn thói quen học thụ động, chưa có thái độ tích cực hcur động trong việc lĩnh hội tri thức.
Kết luận chƣơng 2
Sự nghiệp GD&ĐT ở Tp. Hạ Long được lãnh đạo các cấp, phụ huynh học sinh quan tâm, hệ thống trường học được đầu tư xây dựng
ADSL, đây là cơ sở thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và phục vụ thiết thực cho yêu cầu đổi mới PPDH.
Mặc dù đã được đầu tư, đảm bảo các điều kiện CSVC, phương tiện thiết bị kỹ thuật để củng cố và nâng cao chất lượng dạy học, nhưng việc đổi mới PPDH còn chậm; công tác quản lí, điều hành, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận CBQL và giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Công tác quản lí đổi mới PPDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học Tp. Hạ Long có nhiều mặt tích cực nhưng vẫn còn một số hạn chế, tồn tại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiệu quả quản lí công tác đổi mới PPDH chưa cao, cần phải tiếp tục đổi mới, cải tiến, thực hiện sáng tạo hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp quản lí công tác đổi mới PPDH của Phòng GD&ĐT đã vừa làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, đồng thời là căn cứ để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo đổi mới PPDH nói riêng và quản lí chất lượng giáo dục nói chung. Vấn đề tiếp tục đặt ra là phải tìm kiếm và xây dựng các biện pháp phù hợp, hữu hiệu, cần thiết và khả thi để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo đổi mới PPDH.
Chƣơng 3.
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA PHÒNG GD&ĐT VỀ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH
PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường tiểu học trên địa bàn, đòi hỏi Phòng GD&ĐT phải tìm ra các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH tiểu học phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT.
Các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH ở các trường tiểu học của Phòng GD&ĐT Tp. Hạ Long cần xuất phát (và quán triệt) từ các nguyên tắc sau đây
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống và tính đồng bộ
; được tổ chức hợp lý, có tính đồng bộ đến các thành tố của quá trình đổi mới PPDH nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và đạt được mục tiêu dạy học của quá trình dạy học tiểu học trong các nhà trường.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào thực trạng chỉ đạo hiện nay của Phòng GD&ĐT, kế thừa các ưu điểm và kết quả đạt được của các biện pháp đã và đang được thực hiện, song mặt khác, cần có sự cải tiến cho phù hợp hơn với tình hình mới, với các cơ sở lý luận quản lý giáo dục (chương 1) và các cơ sở thực tiễn đã được phân tích (chương 2).
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào hoạt động thực tiễn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí. Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp ph
3.1.4. Đảm bảo chức năng đặc thù của Phòng GD&ĐT và sự phối hợp với Hiệu trưởng trường tiểu học Hiệu trưởng trường tiểu học
Phòng GD&ĐT là cơ quan cấp trên trực tiếp của các nhà trường. Phòng GD&ĐT chỉ đạo đổi mới PPDH chứ không thể làm thay hiệu trưởng, không thể trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH ở từng lớp, từng bài học…Vì vậy khi thực hiện đổi mới PPDH thì hiệu trưởng các nhà trường là người thay mặt các nhà trường chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục về các hoạt động của tập thể CBGV và HS trong trường nói chung, và hoạt động đổi mới PPDH nói riêng.
Các quyết định của Phòng GD&ĐT có vai trò chỉ đạo các trường (thông qua sự tác động đến các Hiệu trưởng) về đổi mới PPDH phải đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình, đúng với lĩnh vực mình quản lí. Đồng thời, về phía khách thể quản lý, khi tiếp nhận sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học cần nắm vững vai trò lãnh đạo nhà trường để chủ động triển khai kế hoạch và các biện pháp đổi mới PPDH tại trường sở tại và vận dụng linh hoạt các kiến thức của khoa học quản lí, của lí luận quản lý giáo dục vào các quyết định quản lí của mình.
3.2. Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH các trƣờng Tiểu học của Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Để thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH bậc tiểu học, nhất thiết phải làm cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học nhận thức đúng được tầm quan trọng và những yêu cầu của việc đổi mới PPDH, trên cơ sở đó giáo viên có thái độ đúng đắn và có niềm tin vào việc đổi mới dạy học, giúp cho họ hiểu rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong việc đổi mới PPDH, đồng thời giáo viên định hướng đúng việc phải làm và có cách thức thực hiện phù hợp.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Biện pháp này tập trung vào các nội dung công việc:
- Chỉ đạo Hiệu trưởng nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục, chủ đề các năm học Bộ GD&ĐT quy định.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới PPDH tiểu học đến giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục khác. Chủ động tuyên truyền, tư vấn để đội ngũ giáo viên tiểu học nhận thức được việc đổi mới PPDH trong trường tiểu học không chỉ là mục tiêu có tính cấp thiết, là chiến lược lâu dài mà còn là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đổi mới sự nghiệp GD&ĐT.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do Sở, Bộ tổ chức và tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường; Tăng cường việc nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới PPDH.
- Tổ chức các đợt học tập xen kẽ, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, rèn luyện tay nghề hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các kỳ hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp... giúp giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học trong giai đoạn mới; tích cực tham gia các hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường, đáp ứng được mục tiêu đổi mới.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL tăng cường hoạt động giao lưu tham quan học hỏi kinh nghiệm đổi mới PPDH của các trường tiên tiến, biết rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm để vận dụng có hiệu quả vào công tác quản lý đổi mới PPDH của đơn vị mình. Ví dụ, hàng năm nên tổ chức cho các CBQL trường tiểu học giao lưu học tập kinh nghiệm các điển hình tiên tiến trong tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương lân cận (Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội...), ít nhất mỗi người được dự một lần.
3.2.1.3. Các điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cần có đầy đủ tài liệu (văn bản, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục, của ngành GD&ĐT về đổi mới PPDH ở bậc Tiểu học.
- Cần có đội ngũ cán bộ nghiên cứu văn bản và soạn thảo văn bản.
- Cần có hệ thống truyền thông, sự giúp đỡ của các tổ chức và cơ quan để tuyên truyền các nội dung cần thiết đến với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học.
3.2.2. Chỉ đạo Hiệu trưởng xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình tổ chuyên môn về đổi mới PPDH trong toàn cấp học
3.2.2.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường xây dựng mô hình đổi mới PPDH, các cá nhân điển hình về thực hiện thành công đổi mới PPDH, tạo điều kiện cho giáo viên cũng như các trường tiểu học trong thành phố tích cực đi đầu, thúc đẩy số đông thực hiện tạo thành phong trào đổi mới PPDH rộng khắp. Bởi trong quá trình quản lý đổi mới PPDH, việc xây dựng các tập thể (trường) điển hình, cá nhân điển hình sẽ không chỉ là bài học kinh nghiệm cho toàn thành phố trao đổi, học tập... mà còn có sức lan tỏa rất lớn. Hoàn toàn có thể kết hợp xây dựng các điển hình đổi mới PPDH với phong trào "Viết sáng kiến kinh nghiệm" và Hội thi "Giáo viên giỏi" hiện nay.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học thực hiện tốt một số việc sau:
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường chọn một tổ chuyên môn điển hình, tổ được chọn đó phải là tổ chuyên môn có những yếu tố cơ bản đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH, trong đó phải đặc biệt chú ý đến nhận thức mỗi thành viên trong tổ chuyên môn đó phải tích cực tham gia đổi mới PPDH và có nhiệt tâm muốn thực hiện tốt việc đổi mới PPDH; Tiếp đến phải chú ý đến các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán: là tập hợp các giáo viên giỏi, mỗi môn học có từ 3 đến 5 giáo viên, nhằm hỗ trợ Hiệu trưởng trong các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, phát huy khả năng và sáng kiến của các giáo viên giỏi.
- Nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ cốt cán là giúp Hiệu trưởng trong hoạt động chuyên môn nói chung và các hoạt động đổi mới PPDH nói riêng: Làm báo cáo viên các lớp bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH; xây dựng nội dung và chủ trì các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của trường; tham gia các Hội thi giáo viên giỏi các cấp...
- Trên cơ sở lựa chọn của các trường, Phòng GD&ĐT cần kiểm tra thực tế việc thực hiện đổi mới PPDH ở các trường, dự giờ nắm bắt tình hình đổi mới PPDH trong giáo viên và kiểm tra kế hoạch chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường. Qua đó, Phòng GD&ĐT phát hiện những nhân tố nổi trội nhất trong việc thực hiện đổi mới PPDH để tiếp tục bồi dưỡng xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình.
- Phòng GD&ĐT phối hợp với Hiệu trưởng từng trường tiếp tục lựa chọn các điển hình tiêu biểu đổi mới PPDH cấp thành phố, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng động viên, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tổ chuyên môn (và cá nhân) chọn điển hình hoàn chỉnh các khâu trong quá trình đổi mới PPDH làm nòng cốt cho công tác nhân rộng điển hình về đổi mới PPDH.
- ...
3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Trước hết người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục đích vai trò của biện pháp xây dựng điển hình và nhân điển hình trong quá trình chỉ đạo quản lý giáo dục.
- Người Hiệu trưởng phải lựa chọn đội ngũ tổ trưởng vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, say mê nghề nghiệp và tâm huyết trong công tác đổi mới PPDH và phải có úy tín với các thành viên trong tổ.
- Mỗi cán bộ, giáo viên trong tổ phải tự giác, tích cực tham gia đổi mới PPDH.
3.2.3. Chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện hoạt động đổi mới PPDH gắn với tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi cấp thành phố chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi cấp thành phố
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Với hình thức thi giáo viên giỏi các cấp, trước hết là tạo sự nỗ lực cho từng giáo viên, đồng thời còn tạo được một phong trào thi đua trong giảng dạy,
trong tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ, giáo viên. Đồng thời giáo viên còn được rèn luyện, cọ sát để chuẩn bị cho kỳ thi giáo viên giỏi do Sở, Bộ GD- ĐT tổ chức.
Ở thành phố Hạ Long, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường hàng năm tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường để lựa chọn tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố được tổ chức 02 năm một lần và cấp tỉnh là 03 năm một lần. Với việc tổ chức thi hàng năm là rất có hiệu quả cho nhà trường trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Trong thực tế thực hiện đổi mới PPDH, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học trong thành phố tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề cấp thành phố, tổ chức hội giảng, hội thảo về đổi mới phương pháp. Giáo viên đã tiếp cận được các phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, để có được một tiết dạy thành công giáo viên phải chuẩn bị rất công phu, với sự hỗ trợ của nhiều người và chính điều đó đã làm cho các giờ dạy đổi mới PPDH khó áp dụng thường xuyên, khó nhân rộng được.
Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học trong địa bàn thực hiện tốt một số công tác sau:
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hội thi, xây dựng tiêu chí đánh giá ngay từ đầu năm học và triển khai phổ biến tới tất cả các giáo viên trong trường.
- Chỉ đạo việc lựa chọn giáo viên tham gia Hội thi theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ GD & ĐT quy định, đó là:
+ Giáo viên phải có ít nhất một SKKN hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. SKKN, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo và đã được nhà trường công nhận và xếp loại.