Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lí đổi mới PPDH tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lí đổi mới PPDH tiểu học

a) Môi trường Kinh tế - xã hội

- Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

- Chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể liên quan. - Mối quan hệ, phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong địa bàn.

- Môi trường kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương. - Trình độ dân trí và mức sống của người dân địa phương.

- Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức xã hội, địa phương, CMHS ... - Chế độ đãi ngộ của nhà nước với người làm công tác giáo dục.

b) Các nhân tố thuộc Phòng GD&ĐT

- Công tác lập kế hoạch.

- Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo các trường về quản lý đổi mới PPDH. - Sự phối kết hợp có hiệu quả của các bộ phận trong cơ quan phòng GD&ĐT.

- Bồi dưỡng thường xuyên và giao lưu học hỏi cho đội ngũ giáo viên. - Công tác thi đua khen thưởng.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học.

- Năng lực chuyên môn và điều kiện làm việc của cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT.

c) Các nhân tố thuộc trường tiểu học

- Công tác quản lý hoạt động dạy - học của các trường Tiểu học. - Đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh.

- CSVC, TBDH, môi trường sư phạm nhà trường. - Chất lượng giáo dục học sinh của các trường. - Đời sống của cán bộ giáo viên.

- Thông tin giữa CMHS, học sinh, xã hội, giáo viên, nhà trường, Phòng GD&ĐT và ngược lại.

1.3.5. Vai trò của Hiệu trưởng trường tiểu học trong chỉ đạo đổi mới PPDH

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào công tác tổ chức quản lý trường học, đứng đầu là Hiệu trưởng. Vì vậy người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các PPDH giáo dục, các nguyên tắc tổ chức giáo dục XHCN. Người Hiệu trưởng phải là nhà giáo dục XHCN có kinh nghiệm, năng lực, uy tín về chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên.

Người Hiệu trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường, làm sao cho các chủ trương, đường lối, các nội dung, PPDH giáo dục được thực hiện một cách có hiệu quả. Do vậy, năng lực tổ chức thực tiễn của người Hiệu trưởng quyết định hiệu quả quản lý giáo dục.

Công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học nói riêng không chỉ có vai trò trực tiếp của người Hiệu trưởng, mà còn có sự quản lý, chỉ đạo của các cơ quản quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT). Bởi vậy, trong lý luận và thực tiễn, hoạt động quản lý nhà trường của các Hiệu trưởng trường tiểu học không thể thiếu sự quản lý, chỉ đạo chuyên môn trực tiếp từ Phòng GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)