Nội dung của quản lý hoạt động đổi mới PPD Hở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.3.3. Nội dung của quản lý hoạt động đổi mới PPD Hở trường tiểu học

Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH là nhân tố quyết định thành công của đổi mới PPDH.

Quản lý việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH cần tuân thủ các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý. Từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo thực hiện… đến việc kiểm tra, đánh giá và nắm bắt thông tin phản hồi.

Nội dung quản lý đổi mới PPDH nói chung và của đổi mới PPDH ở các trường tiểu học nói riêng bao gồm:

Một là: Đổi mới cách dạy của thầy trên quan điểm đổi mới.

Hai là: Đổi mới cách học của trò theo hướng chủ động, năng động, sáng tạo...

Ba là: Tăng cường thực hành, thực hiện nguyên lý giáo dục.

Bốn là: Tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, tư duy và cảm xúc Đổi mới PPDH chỉ có thể thực hiện được khi nó trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, của gia đình, của xã hội. Người Hiệu trưởng cần quản lý các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt các tổ chuyên môn, thông qua tổ chức để quản lý con người và công việc.

Mặt khác, đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ, đặc biệt là trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy quản lý đổi mới PPDH không thể không gắn liền với công tác quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới PPDH có thể khẳng định rằng giáo viên vừa là đối tượng vừa là động lực chính của công cuộc đổi mới này. Đội ngũ giáo viên tiểu học cần được đổi mới trước hết về nhận thức, cần đốt nóng thêm nhiệt huyết, say mê với nghề, xác định tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương học sinh và nâng cao khả năng tự học và sáng tạo. Bên cạnh đó giáo viên cần được trang bị các kiến thức, kỹ năng về PPDH và những kinh nghiệm thực tiễn của đổi mới PPDH. Trong công tác quản lí cần tạo ra cơ chế mới để động viên, thúc đẩy giáo viên tham gia vào công cuộc vận động này.

Quản lý đổi mới PPDH cần gắn với quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đảm bảo cho các hoạt động đổi mới PPDH. Cái lõi của cơ sở vật chất trường học là thiết bị dạy học. Quản lý nội dung này cần tuân thủ theo nguyên tắc về tính mục đích, tính kế thừa và phát triển, tuân thủ chu trình quản lý. Muốn quản lý tốt người Hiệu trưởng phải thường xuyên nâng cao nhận thức cho giáo viên đối với việc sử dụng thiết bị dạy học.

Quản lý đổi mới PPDH cần gắn với việc kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt chế độ thi đua khen thưởng và kỷ luật. Thiết kế một hệ thống thông tin phản hồi; so sánh thành tựu hiện thực với các chuẩn mực đã định, xác định những lệch lạc nếu có và đo lường ý nghĩa mức độ của chúng, tiến hành những hành động cần thiết đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hiệu nghiệm và hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tổ chức phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” làm cho nó đi vào chiều sâu và có thêm những nhân tố mới đa dạng và phổ biến hơn trong tập thể giáo viên và học sinh. Phong trào này, cũng chính là sự tích hợp của các hoạt động chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)