8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.2.7.2. Nội dung và cách chỉ đạo thực hiện biện pháp
- Chỉ đạo Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên (kiểm tra nội bộ nhà trường) ngay từ đầu năm học, sau đó thông qua trong hội nghị cán bộ viên chức cơ quan. Kế hoạch thể hiện rõ nội dung cần kiểm tra:
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về nội dung - chương trình môn học. + Kiểm tra hồ sơ giáo viên, đặc biệt là việc chuẩn bị bài soạn của giáo viên theo hướng đổi mới PPDH.
+ Kiểm tra việc tiến hành các hoạt động đổi mới PPDH và hiệu quả của hoạt động đó.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng cần đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên theo các tiêu chí sau:
+ Tăng cường hướng dẫn tự học của học sinh.
+ Giảm thời lượng thuyết trình của giáo viên đến mức thấp nhất, tăng hoạt động tìm tòi, tăng tính chủ động tham gia xây dựng bài của học sinh.
+ Khả năng ứng dụng thực tế, kỹ năng thực hành, rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng, tổ chức các Hội thi: Thi thiết kế giáo án điện tử; Thi tự làm đồ dùng dạy học… Thông qua các cuộc thi này giáo viên được thể hiện năng lực của bản thân, được khẳng định và được đánh giá năng lực bản thân công khai, qua đó họ học hỏi lẫn nhau và tự tin hơn rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH.
- Sau mỗi năm học, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường cho tổ, nhóm chuyên môn tổng hợp những thành công, hạn chế từ giáo viên trực tiếp giảng dạy, cùng với kết quả kiểm tra đánh giá giáo viên để tổng hợp khái quát chung thực trạng thực hiện việc vận dụng PPDH của nhà trường. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thực hiện tiếp theo với Phòng GD&ĐT và xây dựng kế hoạch đổi mới cho năm học sau.
3.2.7.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng cần xác định đúng vị trí vai trò của kiểm tra - đánh giá trong các chức năng của công tác quản lý, từ đó lập kế hoạch kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học đổi mới PPDH phù hợp.
- Hiệu trưởng cần biết lắng nghe, tạo lập môi trường dân chủ, tổ chức được các nguồn thông tin phản hồi và thu nhận và xử lý các thông tin kịp thời.
- Giáo viên có nhận thức đúng về vai trò của công tác kiểm tra - đánh giá, kiểm tra là hoạt động thường xuyên giúp cho giáo viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của bản thân. Đánh giá khách quan, công bằng để tạo động lực cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ.