Dựa vào mục tiêu nghiên cứu có:
Nghiên cứu cơ bản (Basic research) nhằm phát triển toàn thể các hiểu biết cho mọi người nói chung và cho một ngành nói riêng như: chỉ số tăng trưởng kinh tế, dân số, lạm phát….
Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): là nghiên cứu được dùng để giải quyết
một vấn đề đặc biệt, đi đến quyết định mang tính cá nhân hay tổ chức. Ví dụ: Tại sao doanh số bán hàng sụt giảm?
Dựa vào cách thức nghiên cứu:
Nghiên cứu tại bàn là phương pháp mà các dữ liệu cần thu thập là dữ liệu thứ cấp
(Secondary data)
Nghiên cứu hiện trường là nghiên cứu mà các dữ liệu thu thập và xử lý là dữ liệu sơ cấp. Đó là dữ liệu được thu thập trực tiếp tại hiện trường.
Dựa vào đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính là phương tiện để khảo sát một vấn đề nào đó để biết tiềm
thức của con người. Được ứng dụng trong nghiên cứu động cơ của khách hàng khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp.
Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu mà thơng tin thu thập có thể đo lường được
bằng con số thực tế và có ý nghĩa thống kê.
Căn cứ vào mức độ am hiểu về thị trường
Nghiên cứu khám phá là bước đầu của nghiên cứu, nhằm phát hiện vấn đề cần nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ nhằm làm rõ vấn đề ở nghiên cứu khám phá
Nghiên cứu thăm dò nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc những sự cố và mức độ rủi ro
Bài 4: Nghiên cứu Marketing
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Trang39
Căn cứ vào cách thức xử lý số liệu định lượng:
Nghiên cứu nhân quả: nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các biến trong thị
trường. Ví dụ: mối quan hệ giữa quảng cáo và mức độ nhận biết nhãn hiệu; mối quan hệ giữa chiến lược xúc tiến với lượng tiêu thụ.
Nghiên cứu mô tả: dùng để mô tả thị trường như đặc tính người tiêu dùng (tuổi,
giới tính, nghề nghiệp, trình độ…), thói quen tiêu dùng…
Dựa vào tần suất: có nghiên cứu đột xuất và nghiên cứu thường xuyên