Lựa chọn thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 58 - 61)

3.1. Đánh giá các khúc thịtrường

Mục đích của đánh giá các khúc thị trường là nhận dạng được mức độ hấp dẫn của chúng trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Khi đánh giá các khúc thị trường người ta dựa vào các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1. Quy mô khách hàng và sự tăng trưởng

Một khúc thị trường được coi là hiệu quả nếu nó đủ bù đắp được những nỗ lực Marketing của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tương lai. Những cơng ty lớn ưa thích những khúc thị trường có khối lượng tiêu thụ lớn và thường coi nhẹ hay bỏ qua những khúc thị trường nhỏ. Những cơng ty nhỏ thì lại tránh những khúc thị trường lớn, bởi vì chúng địi hỏi quá nhiều nguồn tài nguyên nội tại về lợi nhuận lâu dài của một thị trường hay khúc thị trường.

Tiêu chuẩn 2. Sức hấp dẫn của các khúc thị trường

Một khúc thị trường có thể có quy mơ và mức tăng trưởng mong muốn, nhưng lại thiếu tiềm năng sinh lời. Michael Porter đã phát hiện ra năm lực lượng quyết định mức độ hấp dẫn của thị trường gồm: sức ép từ nhà cung cấp, đe dọa hàng thay thế; sức ép từ phía khách hàng, đe dọa từ sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, cạnh tranh giữa các hãng trong ngành.

Tiêu chuẩn 3. Khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp

Ngay cả khi một khúc thị trường lớn đang tăng trưởng và hấp dẫn về cơ cấu, doanh nghiệp vẫn cần xem xét những mục tiêu và nguồn tài nguyên của bản thân mình so với khúc thị trường đó. Một số khúc thị trường hấp dẫn có thể vẫn bị loại bỏ, bởi vì chúng khơng phù hợp với mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Ngay cả khi khúc thị trường phù hợp với những mục tiêu của mình, doanh nghiệp vẫn phải xem xét xem có đủ những kỹ năng và nguồn tài nguyên để thành công trong khúc thị trường đó khơng.

3.2. Lựachọnthịtrườngmục tiêu

Thị trường mục tiêu (Target market) là phân đoạn khách hàng nhất định mà doanh

nghiệp hướng tới, hay nói cách khác, thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm có tất cả các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, và nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là thu hút và làm thỏa mãn khách hàng từ phần thị trường đó.

Bài 5: Phân khúc thị trường - Lựa chọn TT mục tiêu - Định vị trong thị trường Doanh nghiệp có các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu sau:

3.2.1. Mơ hình chọn một khúc (đoạn) thị trường duy nhất

Trong trường hợp đơn giản nhất, doanh nghiệp cũng có thể chọn một khúc thị trường đơn lẻ, khúc thị trường được chọn có thể chứa sẵn một sự phù hợp ngẫu nhiên giữa nhu cầu và sản phẩm của doanh nghiệp. Cũng có thể là khúc thị trường phù hợp với nguồn lực hiện có của doanh nghiệp hoặc có thể là khúc chưa có đối thủ cạnh tranh và cũng có thể là khúc thị trường được chọn là điểm xuất phát hợp lý cho sự mở rộng kinh doanh tiếp theo.

3.2.2. Mơ hình chun mơn hố có tính chọn lọc

Theo mơ hình này cơng ty có thể lựa chọn một số khúc thị trường riêng biệt, mỗi khúc có một sự hấp dẫn và phù hợp với mục đích và khả năng riêng của cơng ty. Mơ hình này thích hợp với các cơng ty có ít hoặc khơng có năng lực trong việc phối hợp các khúc thị trường khác nhau, nhưng ở các khúc đó chứa đựng những hứa hẹn về thành công kinh doanh.

3.2.3. Mơ hình chun mơn hố sản phẩm

Theo mơ hình này doanh nghiệp có thể tập trung vào việc sản xuất một loại sản phẩm để đáp ứng cho nhiều loại thị trường. Ví dụ: Hãng kem Colgate chun mơn hố kem đánh răng để đánh vào ba đối tượng là trẻ em kem có hương táo, thanh niên kem trắng răng, thơm miệng và người già chắc khoẻ suốt đời.

3.2.4. Mơ hình chun mơn hố thị trường

Trong trường hợp này công ty dành nỗ lực tập trung vào việc thoả mãn nhu cầu đa dạng của một nhóm khách hàng riêng biệt.

3.2.5. Mơ hình bao qt tồn bộ thị trường

Với mơ hình này cơng ty cố gắng đáp ứng nhu cầu của mỗi khách hàng về tất cả các sản phẩm họ cần. Thường chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có khả năng áp dụng mơ hình bao phủ toàn bộ thị trường.

3.3. Các căncứ xác định cách lựachọnthịtrường

Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến lược phục vụ thị trường một cách hiệu quả. Doanh nghiệp có thể xác định lựa chọn chiến lược theo các cách sau:

3.3.1. Chiến lược chiến lĩnh thị trường

Marketing khơng phân biệt (Undifferentiated Marketing): Có thể cơng ty bỏ qua

những điểm khác biệt của các phần thị trường và chào hàng đồng loạt như nhau trên toàn bộ thị trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp không tập trung vào nhu cầu riêng biệt của khách hàng mà tập trung vào điểm chung nhất trong nhu cầu khách hàng.

Bài 5: Phân khúc thị trường - Lựa chọn TT mục tiêu - Định vị trong thị trường

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Trang49

Doanh nghiệp sẽ nghiên cứu hàng hố và chương trình Marketing hấp dẫn đối với đông đảo người mua nhất. Công ty dựa vào các phương pháp phân phối đại trà và xúc tiến đại chúng.

Marketing có phân biệt (Differentiated Marketing): Trong trường hợp này doanh

nghiệp quyết định tham gia một số khúc thị trường và chào hàng riêng cho từng khúc thị trường đó. Thay vì việc cung ứng một loại sản phẩm cho tất cả mọi khách hàng bằng việc cung ứng những sản phẩm khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng nhiều loại chi phí.

Marketing tập trung (Concentrated Marketing): Marketing tập trung đặc biệt hấp

dẫn đối với những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn chế. Thay vì tập trung nỗ lực vào phần nhỏ của một thị trường lớn, công ty tập trung nỗ lực vào phần lớn của một hay nhiều thị trường nhỏ. Nhờ Marketing tập trung doanh nghiệp đảm bảo cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường, bởi vì nó hiểu hơn ai hết những nhu cầu của các khúc thị trường đó và đạt được danh tiếng nhất định. Tuy nhiên Marketing tập trung gắn liền với mức độ rủi ro cao. Thị trường đã chọn có thể khơng đền đáp lại những hy vọng, khách hàng có thể đột ngột ngừng mua, đối thủ cạnh tranh nhảy vào thị trường…

3.3.2. Căn cứ lựa chọn

Khi lựa chọn chiến lược chiếm lĩnh thị trường cần chú ý đến những yếu tố sau:

- Khả năng tài chính của cơng ty: Nếu khả năng tài chính có hạn thì hợp lý nhất là chọn chiến lược Marketing tập trung.

- Mức độ đồng nhất của sản phẩm: Chiến lược Marketing không phân biệt phù hợp với những sản phẩm đơn điệu như trái bưởi hay thép. Đối với những mặt hàng có thể khác nhau về kết cấu, như điện thọai và ơtơ thì Marketing có phân biệt hay Marketing tập trung phù hợp hơn.

- Giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm: Khi công ty đưa mặt hàng mới ra thị trường thì chỉ nên chào một phương án sản phẩm mới. Trong trường hợp này hợp lý nhất là sử dụng những chiến lược Marketing không phân biệt hay Marketing tập trung.

- Mức độ đồng nhất của thị trường: Nếu người mua đều có thị hiếu như nhau thì họ sẽ mua cùng những số lượng hàng hoá trong cùng một khoảng thời gian, và nếu phản ứng như nhau đối với những biện pháp kích thích Marketing giống nhau, thì nên sử dụng Marketing khơng phân biệt.

- Chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh: Nếu các đối thủ cạnh tranh phân chia thị trường thì việc sử dụng chiến lược Marketing khơng phân biệt có thể dẫn tới thất bại. Ngược lại, nếu các đối thủ cạnh tranh sử dụng chiến lược Marketing khơng phân biệt thì cơng ty có thể có lợi khi sử dụng các chiến lược Marketing có phân biệt hay Marketing tập trung.

Bài 5: Phân khúc thị trường - Lựa chọn TT mục tiêu - Định vị trong thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)