Quan hệ công chúng (Public relations)

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 127 - 128)

4.1. Khái niệm

Quan hệ công chúng là các hoạt động nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp

giữa doanh nghiệp với các bên liên quan (cộng đồng, khách hàng, các nhà đầu tư, giới truyền thông, chính phủ…). Quan hệ cơng chúng có thể dùng để truyền thông cho tổ chức, sản phẩm, con người, ý tưởng, địa điểm, quốc gia…

4.2. Đặctrưng

Sự tin cậy cao (High credibility): Những câu truyện, bài báo, sự kiện làm cho người

đọc cảm thấy thực tế hơn và tin cậy hơn quảng cáo. Quan hệ công chúng tạo uy tín để quảng cáo được khẳng định và giúp doanh nghiệp đạt được sự tin cậy của cộng đồng.

Làm mất sự phong phú của khách hàng (Off Guard): Quan hệ cơng chúng có thể tác

động đến những khách hàng tiềm năng đang lẩn tránh quảng cáo và nhân viên bán hàng. Những thông điệp gửi đến người mua giống như tin tức hơn là chào mời mua hàng. Thơng điệp của quan hệ cơng chúng mang tính thơng tin nhiều hơn tính thương mại.

Kịch tính hóa (Dramatization): Cũng giống như quảng cáo, quan hệ cơng chúng có

cơ hội tạo kịch tính cho cơng ty, cho sản phẩm. Các chương trình tài trợ, từ thiện, các sự kiện khơng chỉ quảng bá sản phẩm, có lợi cho thương hiệu mà thường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng.

4.3. Nội dung

Quan hệ với báo chí (Press relations): Cung cấp những thơng tin có giá trị cho các

phương tiện để lôi kéo sự chú ý về sản phẩm, về công ty,. . .như những hoạt động sau: Tổ chức họp báo, soạn thảo thơng cáo báo chí; Tổ chức các buổi cung cấp thơng tin cập nhật cho các báo đài (briefing); Thực hiện các buổi phỏng vấn, phóng sự.

Tuyên truyền sản phẩm (Product publicity): Công bố rộng rãi các thông tin để giới

thiệu sản phẩm mới, sự cải tiến sản phẩm, những đặc tính của sản phẩm.

Truyền thơng của cơng ty (Corporate communication): Là những hoạt động truyền

thông bên trong lẫn bên ngồi nhằm phát triển sự hiểu biết về cơng ty.

Vận động hành lang (Lobbying): Là công việc vận động các cơ quan lập pháp, quản

lý nhà nước, các nhà chính trị để thúc đẩy hoặc hạn chế một số quy định hay đạo luật.

Tư vấn (Counselling): Tư vấn cho các nhà quản trị trong lãnh vực giao tế, phát ngôn

Bài 9: Chiến lược xúc tiến

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Trang117

4.4. Công cụ

Xuất bản phẩm: Bao gồm các tư liệu như báo cáo hằng năm, những cuốn sách nhỏ,

những bài báo, những tư liệu nghe nhìn, bản tin của cơng ty và các tạp chí.

Tổ chức sự kiện (Events): Tổ chức các buổi lễ khai trương, động thổ, khánh thành,

kỷ niệm. . .

Tài trợ (Sponsorships): tài trợ từ thiện (học bổng, cứu trợ), tài trợ thương mại

(chương trình ca nhạc, thể thao. . .gắn với tên sản phẩm hay công ty).

Tin tức: đây là các tin tức về công ty, sản phẩm và con người của cơng ty đó.

Bài nói chuyện: giám đốc cơng ty có thể trình bày về tình hình hoạt động doanh

nghiệp và trả lời thắc mắc của các khách hàng trong các cuộc hội nghị.

Hoạt động cơng ích: Các cơng ty có thể nâng cao uy tín của mình bằng cách đóng

góp tiền bạc và thời gian cho những sự nghiệp cơng ích một cách thích đáng.

Phương tiện nhận dạng: Đó là những phương tiện dùng trong kinh doanh như logo,

bảng hiệu, áo quần đồng phục, văn phòng phẩm. . .

4.5. Quan hệ công chúng vớinhữngvấn đềrủi ro

- Hình ảnh doanh nghiệp

- Hình ảnh sản phẩm, thương hiệu - Lòng tin của khách hàng

- Giảm doanh số bán, thị phần - Chi phí quảng cáo

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)