Các chiến lược định vị chủ yếu

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 64 - 65)

4. Định vị trong thị trường

4.8. Các chiến lược định vị chủ yếu

Để cụ thể hơn những chiến lược định vị sản phẩm, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược định vị sau:

Định vị sản phẩm theo chất lượng: Nếu chất lượng của doanh nghiệp nổi trội hơn

đối thủ cạnh tranh ở một đặc điểm nào đó thì đây là một chiến lược tuyệt vời. Sản phẩm của doanh nghiệp giúp khách hàng giải quyết vấn đề của khách.

Định vị sản phẩm theo giá trị: Giá cả sản phẩm của doanh nghiệp có thể cao hơn

nhưng giá trị mang lại cho khách hàng lại lớn hơn. Đó có thể là đẳng cấp, sự sang trọng (các thương hiệu thời trang nổi tiếng thường định vị theo cách này: Chanel, Dior…).

Định vị sản phẩm theo giá cả: Dù định vị giá thấp, giá cao hay giá tầm trung thì

doanh nghiệp cũng cần ln đặt chúng trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh và thị trường. Đặt giá quá thấp hay quá cao đều khiến việc định vị sản phẩm dẫn đến thất bại.

Định vị sản phẩm dựa vào mối quan hệ: Đó có thể là mối quan hệ với các dòng sản

phẩm khác của doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh…Tùy thuộc nguồn lực và tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ có những sự lựa chọn phù hợp.

Định vị sản phẩm theo mong ước của khách hàng: Khi tìm đến dịch vụ spa, mỗi khách hàng lại có những mong ước khác nhau, có người mong muốn có làn da trắng hơn, một thân hình cân đối, hay đơi mắt to hơn….Mỗi doanh nghiệp cần thực hiện thận trọng bước vẽ chân dung khách hàng tiềm năng để có những giải pháp định vị sản phẩm đúng đắn.

Định vị sản phẩm theo vấn đề, giải pháp: việc định vị sản phẩm theo vấn đề của

khách hàng sẽ giúp chạm đúng insight của từng nhóm đối tượng mục tiêu, kích thích q trình mua hàng diễn ra nhanh hơn. Ví dụ: kem nghệ Thái Dương trị thâm, acnes trị mụn,…

Bài 5: Phân khúc thị trường - Lựa chọn TT mục tiêu - Định vị trong thị trường

Định vị sản phẩm dựa vào đối thủ: Khi tấn công vào thị trường nước giải khát, 7Up truyền thơng sản phẩm của mình là “Uncola” (khơng phải Coca-Cola). Vì nhận thức được vị trí của đối thủ cạnh tranh trực tiếp lúc bấy giờ, Coca-Cola và Pepsi là hai ông lớn, nếu đối đầu trực diện và tiến vào thị trường theo cách thông thường thì chắc chắn khơng có “quả ngọt” để ăn. Bằng cách định vị sản phẩm dựa vào đối thủ, 7Up đã chiếm lấy thị phần dành cho những người không uống Cocacola và Pepsi.

Định vị sản phẩm dựa vào cảm xúc: Theo dõi hành trình mua hàng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể thấy khơng phải khi nào quyết định mua hàng của họ cũng dựa trên nhu cầu, thực sự là những thứ họ cần. Đôi khi cảm xúc lại là yếu tố quyết định. Định vị sản phẩm dựa vào cảm xúc địi hỏi các nhà làm marketing phải có một sự tinh tế và khôn ngoan để nghiên cứu được sự biến đổi cảm xúc của đối tượng mục tiêu ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng của họ và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Định vị sản phẩm dựa vào côngdụng: Đây là một trong những cách định vị cơ bản. Những công dụng nào của sản phẩm nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Làm nổi bật điều đó trong các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)