Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đối với một số nhóm sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 141 - 143)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.4.3 Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đối với một số nhóm sản phẩm

a) Nhóm mặt hàng có khả năng gia tăng mạnh như: Các mặt hàng thực phẩm

chế biến, sữa và các sản phẩm sữa, hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa, phân bón, dược phẩm, sản phẩm nhựa, máy biến thế, máy phát điện, ắc quy, thiết bị dụng cụ điện gia dụng, đồ kim khí gia dụng, máy nơng nghiệp, cao su và các sản phẩm cao su, xi măng, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép, dây điện và dây cáp điện, nhiên liệu.

Đối với nhóm mặt hàng này DN có vốn đầu tư VN cần thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm, giá cả thấp theo từng chủng loại, chất lượng vừa phải có thể chấp nhận được và tổ chức tốt hệ thống kênh phân phối. Ngoài hệ thống kênh phân phối ở các chợ và cửa hàng tạp hóa, DN cần chú trọng phân phối trong hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện ích đang có xu hướng phát triển mạnh tại CPC. Một trong những giải pháp có thể tính đến là xây dựng quan hệ đại lý phân phối bao tiêu (hoặc độc quyền) với các đối tác CPC tin cậy và có năng lực.

Các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu xây dựng như: xi măng, sắt thép, dây cáp điện…, DN có vốn đầu tư VN tại CPC cần tận dụng triệt để các phương thức:

+ Xây dựng quan hệ với các cơ quan chức năng của CPC để có thể tham gia vào đấu thầu cung cấp vật tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của CPC;

+ Liên kết với các cơng ty xây dựng của VN có dự án tại CPC để cung cấp vật tư cho các dự án này;

+ Xây dựng kênh phân phối để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng CPC thông qua các đại lý tin cậy và có đủ năng lực của CPC.

Riêng đối với mặt hàng phân bón, ngồi các phương thức kinh doanh thơng thường, các DN có vốn đầu tư VN có thể dựa vào kênh viện trợ của Chính phủ cho người nơng dân CPC để xây dựng thương hiệu cho các nhãn hàng phân bón của VN.

Về mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng, DN có vốn đầu tư VN cần nghiên cứu khả năng đầu tư xây dựng các tuyến đường ống chuyển tải xăng dầu và khí hóa lỏng từ VN đến các tổng kho dự trữ tại CPC.

Tóm lại đối với nhóm mặt hàng này, DN có vốn đầu tư VN tại CPC cần tập trung mọi nỗ lực phát huy năng lực cốt lõi tạo ra những sản phẩm đa dạng, giảm thiểu giá thành và củng cố hệ thống kênh phân phối hiện có đồng thời phát triển sang hệ thống kênh phân phối hiện đại.

b) Nhóm hàng có khả năng tăng với mức độ trung bình nhƣ: Hàng dệt may,

giày dép, giấy bìa và sản phẩm từ giấy bìa, đồ điện và điện tử gia dụng, phương tiện vận chuyển.

Trong nhóm hàng này, các DN có vốn đầu tư VN tại CPC khơng có nhiều lợi thế đối với các sản phẩm hồn chỉnh. Vì vậy chiến lược kinh doanh đối với nhóm hàng này cần tập trung vào việc cung ứng nguyên phụ liệu, phụ tùng linh kiện và các nguồn lực đầu vào cho các hoạt động sản xuất tại CPC.

Một hướng đi khác cho các DN có vốn đầu tư VN là tăng cường đầu tư xây dựng nhà máy gia công, chế biến hàng xuất khẩu nhằm tận dụng ưu đãi về GSP của các nước dành cho CPC với tư cách là một nước kém phát triển. Địa điểm thuận lợi nhất để đặt các nhà máy như vậy là tại các khu kinh tế cửa khẩu của CPC sát với biên giới Việt Nam.

c) Nhóm hàng có khả năng hợp tác sản xuất để xuất khẩu sang nƣớc thứ ba nhƣ: Sản phẩm gỗ, thủy sản, lúa gạo, các mặt hàng nông sản khác.

Chiến lược kinh doanh đối với nhóm hàng này chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu sản có tại CPC để tổ chức sản xuất, gia công chế biến và xuất khẩu. Do có được những lợi thế về thị trường tiêu thụ cũng như về năng lực sản xuất so với các DN CPC, các DN có vốn đầu tư VN hồn tồn có nhiều khả năng hợp tác với các đối tác CPC để tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu.

Tóm lại, các chiến lược kinh doanh đối với một số nhóm sản phẩm được đề xuất dựa trên các dữ liệu thứ cấp mà tác giả thu thập được qua các tài liệu:

- Nghiên cứu thị trường Campuchia – do trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh khảo sát năm 2009 [ 43 ]

.

- Một số thông tin về thị trường Campuchia – do Thương vụ Việt Nam tại Campuchia lưu hành năm 2009 [ 42 ]

- Báo cáo trong Hội nghị phát triển thương mại biên mậu giữa hai nước Việt Nam-Campuchia qua các năm 2008-2009-2010-2011

Những dữ liệu này cho thấy sản phẩm hàng hóa của các DN có vốn đầu tư VN được tiêu thụ tại thị trường CPC thể hiện tính vượt trội trên các mặt sau đây:

- Hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia tuy chất lượng chưa ngang bằng với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh là Thái Lan, nhưng lại phù hợp với mức độ nhu cầu tiêu dùng của người dân Campuchia và giá cả lại rẻ hơn phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng Campuchia. Trong khi đó sản phẩm cạnh tranh từ đối thủ là Trung Quốc thì khơng ổn định về chất lượng và giá cả cũng ngang bằng hoặc cao hơn so với sản phẩm cùng lọai của Việt Nam.

- Trong nhiều năm liên tục các mặt hàng được đề xuất ở trên đều chiếm một tỷ trọng cao tại thị trường Campuchia. Đặc biệt trong những năm gần đây, những sản phẩm này của Thái Lan và Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Campuchia có biểu hiện chững lại hoặc đi xuống, trong khi đó sản phẩm cùng lọai của doanh nghiệp Việt Nam lại có xu hướng tăng lên.

- Những mặt hàng được xác định trong các giải pháp chiến lược nêu trên có thuận lợi về khả năng phát tiển với quy mô lớn, điều kiện vận chuyển, điều kiện giảm thiểu thuế quan…so với sản phẩm cạnh tranh cùng lọai từ các đối thủ Thái Lan và Trung Quốc.

3.2.5 Nhóm giải pháp hỗ trợ của chính phủ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại Campuchia đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)