Các định hƣớng về hoạt động đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngòai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 130 - 133)

3.1 Dự báo tình hình kinh tế của Campuchia đến năm 2020

3.1.3.2 Các định hƣớng về hoạt động đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngòai

a) Mơi trƣờng đầu tƣ

Chính phủ CPC đã và đang đẩy mạnh thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, tích cực triển khai các chính sách kinh tế. Đặc biệt, đến thời điểm 2015 khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển sang giai đọan mới là Cộng Đồng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á (AEC), cùng với hiệu lực hoàn toàn của các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN+3, ASEAN+2, ASEAN+1, sẽ mở ra phạm vi hợp tác rộng rãi và toàn diện trong khu vực, luồng vốn đầu tư nội khối và ngọai khối sẽ tăng rất mạnh. Mặt khác CPC nằm ngay trung tâm của các quốc gia Đông Nam Á, đầu tư vào CPC, các nhà đầu tư không chỉ hưởng lợi từ thị trường nội địa, mà cịn có cơ hội thâm nhập vào thị trường các quốc gia khác trong ASEAN, có đựơc những ưu đãi (do là nước kém phát triển) để tiếp cận thị trường Châu Âu và các quốc gia phát triển khác trên thế giới. CPC cịn là quốc gia ln được các quốc gia phát triển trên thế giới dành cho những ưu đãi đặc biệt, những khoản ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi về mơi trường kinh doanh như đã nói trên, CPC cũng có những hạn chế nhất định. Cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ còn rất thấp kém; hệ thống luật pháp liên quan đến những lĩnh vực kinh tế cịn chưa hồn chỉnh và hồn tồn thiếu các nghị định và thơng tư hướng dẫn thực hiện; thiếu nguồn lao động được đạo tạo và có tay nghề chun mơn cao; giá sinh họat như điện, nước,viễn thông, vận tải cao so với các nước trong khu vực; nhiều thủ tục hành chính cịn rườm rà, phức tạp. Những hạn chế trên làm tăng chi phí trong q trình sản xuất kinh doanh và đó cũng là điều mà nhiều nhà đầu tư cịn phân vân khi phải xem xét có nên quyết định đầu tư ở Campuchia hay không.

b) Đầu tƣ tƣ nhân

Sự phát triển của đầu tư từ khu vực tư nhân bị cản trở bởi những hạn chế về cơ sở hạ tầng, lãi suất cho vay cao, thiếu lao động lành nghề và quản lý yếu kém.Chính phủ CPC đang ban hành các điều luật để nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa diện mặt

hàng xuất khẩu thông qua các đặc khu kinh tế được thành lập. Tuy nhiên, những cải cách về luật pháp và tòa án còn chậm chạp, cản trở việc thực thi có hiệu quả pháp luật, buộc các DN tư nhân phải họat động trong một môi trường thiếu ổn định, không tạo được sự an tâm để đầu tư lâu dài.

c) Đầu tƣ Nhà nƣớc

Đầu tư từ nguồn vốn của nhà nuớc gặp nhiều hạn chế do nguồn thu ngân sách thấp. Hiện nay đầu tư nhà nước hoàn toàn dựa vào các khoản vay và tài trợ từ các chính phủ các nước trên thế giới, trong đó Nhật Bản và Trung Quốc là những quốc gia đã dành cho CPC nhiều khoản viện trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên do thiếu hiệu quả trong việc quản lý vốn vay và viện trợ, nên nhiều dự án đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện được. Hy vọng những trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đựơc phát hiện ở ngồi khơi của CPC khi được khai thác thương mại sẽ cung cấp một nguồn thu ngân sách lớn cho Chính phủ (phải sau 2015), khi đó đầu tư nhà nước mới có thể khởi sắc để chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế phát triển. Tuy vậy, vấn đề đang được quan tâm hiện nay là nếu khơng có cơ chế sử dụng hợp lý, khoản thu từ dầu mỏ này sẽ tập trung vào một số ít người và sẽ làm tăng thêm mâu thuẩn xã hội. Đồng thời nó cũng là cái cớ để các nhà tài trợ cắt giảm viện trợ cho Campuchia.

d) Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngịai

Chính phủ CPC sẽ tiếp tục vận dụng các chính sách thơng thống để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngồi, coi đó là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những lĩnh vực mà Chính phủ CPC khuyến khích ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: các ngành thu hút nhiều lao động, các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, các ngành công nghệ cao, các ngành khai thác năng lượng và điện, các ngành khai thác khoáng mỏ, sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp du lịch, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường và các dự án đầu tư trong các đặc khu kinh tế được thành lập.

3.1.4 Dự báo về các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN và ngoài khối ASEAN tại thị tƣờng Campuchia đến năm 2020

Trong xu hướng tự do hóa thương mại đến năm 2015 theo các Hiệp định đã ký kết giữa ASEAN với một số quốc gia khác ngoài khu vực, bên cạnh các quốc gia trong

nội khối ASEAN, thị trường CPC còn chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp từ các quốc gia ngoài khối như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Úc, Niu Di-Lân và Ấn Độ.

Cùng với xu hướng trên, đến năm 2020 tiến trình liên kết kinh tế Đơng Á sẽ dẫn tới việc hình thành khu vực thương mại tự do toàn Đơng Á với sự góp mặt của các quốc gia: Mỹ, Nga, Canada cùng với các quốc gia đã nêu trên.

- Đối với các quốc gia trong nội khối ASEAN, thị trường CPC sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh trực tiếp của các đối thủ: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippiness. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan sẽ tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong cạnh tranh, Malaysia và Singapore sẽ là những đối thủ cạnh tranh thách thức tiềm năng, Indonesia và Philippiness sẽ chỉ là đối thủ cạnh tranh nép góc. Nhận định này dựa trên căn cứ về mối tương quan giữa địa, chính trị, giao thương và đầu tư mà các quốc gia đã, đang và sẽ hiện diện trên thị trường CPC từ nay đến năm 2020. Với khả năng này, tùy theo năng lực và ngành nghề kinh doanh của mình, DN VN cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh để hoạch định chiến lược knh doanh phù hợp.

- Đối với các quốc gia ngoài khối ASEAN, thị trường CPC sẽ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh chính là: Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Trong đó Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có những nỗ lực cạnh tranh mạnh mẽ và trực tiếp để trở thành những đối thủ cạnh tranh dẫn đầu; còn lại Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ chỉ giữ vai trò là đối thủ thách thức tiềm năng. Những đối thủ cạnh tranh ngoài khối ASEAN này sẽ chỉ phát huy sức mạnh sau năm 2015, và sẽ tạo ra những yếu tố làm thay đổi cục diện cạnh tranh trên thị trường CPC. DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC cần bám sát nghiên cứu về những động thái cạnh tranh của các quốc gia ngoài khối ASEAN để điều chỉnh hướng bay cho thích hợp với tình hình mới.

3.1.5 Những tác động của kinh tế thế giới và liên khu vực đối với thị trƣờng Campuchia đến năm 2020

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được coi là khu vực phát triển năng động nhất của thế giới, một đối trọng lớn trong tương quan so sánh với EU, đặc biệt là với sự góp mặt của Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản , Canada, Úc… càng làm cho vai trò của khu vực có ý nghĩa quyết định trong các chiều hướng phát triển chung của thế giới. Năm 2010, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với các quốc gia đối tác tại Hà Nội, ý tưởng về sự hình thành Cộng đồng Đơng Á đã được cụ thể hóa để trở thành hiện thực.

Vì vậy, khu vực này đang có sự chuyển dịch từ sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ASEAN sang hợp tác liên khu vực, cụ thể là hợp tác liên Thái Bình Dương và hợp tác Cộng đồng Đông Á. Sự kiện này càng đòi hỏi thúc đẩy nhanh quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế các quốc gia Đơng Nam Á (AEC), nếu khơng thì ASEAN sẽ nhanh chóng bị chèn lấp và hịa tan trong Cộng đồng Đơng Á . Và cho dù như thế nào đi nữa thì Cộng đồng Đơng Á vẫn đang được đẩy mạnh để hình thành với mục tiêu là thúc đẩy tự do hóa thương mại - đầu tư, và các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nga... sẽ ủng hộ hội nhập Cộng đồng Đông Á để đảm bảo lợi ích cơ bản của mình trước những khó khăn của thương mại đa phương. Quá trình này làm cho cạnh tranh khu vực nâng lên một tầm cao mới, chứ khơng chỉ bó gọn trong nội khối các quốc gia Đơng Nam Á. Nếu khơng nhanh chóng củng cố vị thế của mình trong khu vực, thì các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC vốn đã khó khăn sẽ càng khó khăn hơn, thậm chí là tụt hậu xa khi hình thành khối hợp tác liên khu vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)