Các chính sách phát triển của Chính phủ Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 65 - 67)

2.2 Một số yếu tố về môi trƣờng

2.2.2 Các chính sách phát triển của Chính phủ Campuchia

Chính phủ Campuchia đặc trọng tâm vào 4 chính sách phát triển cho thời gian từ 2010-2015 và những năm tiếp theo gồm:

a). Hỗ trợ phát triển lĩnh vực nơng nghiệp

Để thực hiện chính sách này, Chính phủ Vương Quốc Campuchia đưa ra một số giải pháp như:

- Nâng cao năng lực sản xuất và chun canh hóa nơng nghiệp - Cải tạo đất đai và rà phá bom mìn

- Cải tạo nguồn thủy sản - Cải tạo lâm nghiệp

Bên cạnh việc khuyến khích để huy động các nguồn nội lực từ các nhà đầu tư trong nước, Chính phủ CPC cịn đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài về những lĩnh vực sản xuất: Sản phẩm vật nuôi và cây trồng, thủy sản, chế biến thực phẩm và các sản phẩm có liên quan.

Chính sách này tỏ ra có sức thu hút mạnh đối với các DN VN. Nhiều DN VN đã được cấp đất để phát triển nông nghiệp. Chỉ riêng trong năm 2009-2010, DN VN đã được cấp đất trên 200.000 Ha (thời hạn 70-90 năm) để trồng cây công nghiệp lâu năm và nuôi thủy sản, và các dự án này đã được triển khai ngay sau khi được cấp đất. Vận dụng được chính sách này và duy trì được lợi thế, các DN VN sẽ tạo được năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững

b). Phát triển lĩnh vực tƣ nhân và việc làm

Để thực hiện chính sách này, Chính phủ Campuchia đưa ra các giải pháp sau: - Củng cố lĩnh vực tư nhân trong nước và thu hút đầu tư tư nhân nước ngòai - Tạo việc làm và đảm bảo tốt điều kiện lao động cho công nhân và nhà đầu tư - Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tổ chức tốt hệ thống an sinh xã hội

Đến nay, thành phần kinh tế tư nhân chiếm hầu như toàn bộ tổng thu nhập kinh tế quốc dân của CPC. Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người dân CPC được thành lập DN, được tiếp cận với các nguồn vốn cho vay trong nước cũng như các nguồn vốn cho vay từ các tổ chức tài chính trên thế giới.

Vận dụng chính sách này, các ngân hàng VN như: BIDV, ngân hàng nông nghiệp & phát triển nơng thơn… đã chính thức đăng ký hoạt động tại CPC (với danh nghĩa là ngân hàng của CPC) để làm điểm tựa cấp vốn cho các DN VN họat động sản xuất kinh doanh tại CPC, và tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức tài chính thế giới tài trợ phát triển CPC.

c). Tiếp tục khôi phục và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất

Các giải pháp để thực hiện chính sách này bao gồm:

- Tiếp tục khôi phục và xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông. - Quản lý nguồn nước và hệ thống thủy lợi

- Phát triển lĩnh vực năng lượng và mạng lưới điện - Phát triển khoa học kỹ thuật thông tin và viễn thông

Chính sách này đã phát huy hiệu quả trong thời gian gần đây. Hệ thống hạ tầng giao thông như: cầu, đường giao thông (quốc lộ, liên tỉnh lộ…) được triển khai mạnh (hầu hết từ các nguồn viện trợ của Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước láng giềng: Việt Nam, Thái Lan). Riêng về lĩnh vực năng lượng, đã có 5 dự án thủy điện với cơng suất lớn do Trung Quốc đầu tư, 2 dự án thủy điện do Việt Nam đầu tư. Bên cạnh đó Việt Nam đã mở rộng việc cung cấp điện cho CPC qua các tỉnh giáp biên giới và giúp xây dựng mạng lưới điện đến tận thủ đô Phnom Penh và các tỉnh ở sâu trong nội địa CPC. Về lĩnh vực thông tin và viễn thông, công ty Viettel của Việt Nam đã kéo đường cáp quang viễn thông trên 5000 km bao phủ khắp các làng mạc ở Campuchia, và là doanh nghiệp dẫn đầu về điện thọai di động tại Campuchia.

d). Xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp để thực hiện chính sách này là : - Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục

- Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo - Nâng cao dịch vụ y tế

- Thực hiện chính sách dân túy

Chính sách này được Chính phủ Campuchia thực hiện đi đôi với chính sách giảm nghèo. Chính phủ Campuchia đã mở rộng và phát triển mạnh xã hội hóa giáo dục đồng thời với việc tăng cường liên kết đào tạo với các trường ở trong khu vực và ngồi khu vực ASEAN. Chính phủ đã ưu tiên dành khỏan chi ngân sách cho lĩnh vực giáo

dục đào tạo. Tuy vậy, do ngân sách còn rất hạn chế nên đầu tư của chính phủ cho giáo dục cón ở mức thấp (năm 2010 tổng ngân sách đầu tư cho giáo dục là 742,5 tỷ Riel = 185,6 triệu USD).

Nhìn chung, Chính phủ Vương Quốc Campuchia đã huy động toàn bộ các nguồn lực cho việc thực thi các chính sách hưng thịnh đất nước, tuy vậy nhiều chính sách đến nay vẫn chưa tạo được động lực cho sự phát triển đất nước.

Để nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình tại thị trường Campuchia, các DN VN cần nghiên cứu và tận dụng một cách hiệu quả nhất những ưu đãi trong các chính sách phát triển kết hợp với nguồn nội lực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)