Nhóm giải pháp đối với khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 148 - 149)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.6.2 Nhóm giải pháp đối với khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Yếu tố khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm được xêp hạng thứ 2 về tầm quan trọng (trọng số) trong 8 yếu tố nội lực của doanh nghiệp, và khả năng cạnh tranh được đánh giá là khá mạnh. Điểm yếu của yếu tố này là tiêu chí: tính chất đổi mới về sản phẩm của doanh nghiệp – Phụ lục IV.

Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu của thị trường Campuchia trong nền kinh tế thế giới và khu vực, người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận nhanh hơn với các loại sản phẩm hàng hóa mới và có nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm, đặc biệt là đối với những sản phẩm đòi hỏi các dịch vụ cần thiết trong lúc bán hàng và sau khi bán hàng.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh những lĩnh vực ngành hàng này không thể bàng quang chỉ kinh doanh những sản phẩm hiện có, mà cịn địi hỏi phải nghiên cứu cải tiến hoặc tạo ra sản phẩm mới phù hợp với xu thế tiêu dùng của thời đại.

Giải pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cho yếu tố này gồm: Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm một cách thường xuyên thông qua các hội chợ triển lãm của Việt Nam và các nước được tổ chức tại Campuchia, hoặc thông qua hoạt động tư vấn của các chuyên gia.

Giải pháp 2 : Xem xét đánh giá đặc điểm nhu cầu và chu kỳ sống của dòng sản phẩm đang kinh doanh. Cần tập trung nỗ lực nghiên cứu đổi mới thường xuyên đối với những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn.

Giải pháp 3 : Đa dạng hóa các mẫu mã sản phẩm kinh doanh. Tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển đối với những sản phẩm thuộc năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và phát triển sản phẩm có trọng tâm, trọng điểm.

Giải pháp 4 : Tăng cường đổi mới trang thiết bị sản xuất; chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, chú ý đến yếu tố đầu tư dài hạn và thân thiện với môi trường.

Giải pháp 5 : Bên cạnh những vấn đề về sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần làm tốt hơn nữa các dịch vụ như: cung cấp dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ tư vấn trong lúc bán hang… v/v

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp đuổi kịp với nhu cầu đổi mới trong chu kỳ sống của sản phẩm, tránh được tình trạng tụt hậu trong phát triển mẫu mã so với những sản phẩm cạnh tranh cùng loại, tạo lập được sự trung thành của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)