Những tác động trong lộ trình hội nhập của một quốc gia sở tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 25 - 26)

1.1 Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.4.1 Những tác động trong lộ trình hội nhập của một quốc gia sở tại

Quá trình hội nhập kinh tế với những quốc gia có nhiều nét tương đồng sẽ khác với hội nhập kinh tế với những quốc gia có trình độ phát triển khác biệt, do đó mức độ tác động đến cạnh tranh ở mỗi quốc gia trong hội nhập là hoàn toàn khác nhau.

a) Tác động đến cạnh tranh trong lĩnh vực thƣơng mại

Với việc dỡ bỏ các rào cản trong quá trình hội nhập, hoạt động thương mại sẽ được thúc đẩy phát triển mạnh và có thể dẫn đến một sự chuyển hướng mậu dịch [ 5 ]. Chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ phát triển theo hướng giảm dần. Nguồn lực kinh doanh thương mại sẽ được chuyển dịch từ các ngành khơng có lợi thế so sánh trước đây sang các ngành có lợi thế so sánh mới. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh mới, các doanh nghiệp ở các quốc gia sở tại sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc làm tăng vị thế và năng lực cạnh tranh của mình.

Thực tế trong quá trình hội nhập của Campuchia vào nền kinh tế thế giới và khu vực đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh về giá cả của hàng hóa, nâng cao mức đe dọa về sản phẩm thay thế, làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại…v/v. Những biểu hiện cụ thể là đã có sự chuyển hướng mậu dịch sang nội khối ASEAN đối với hàng nhập khẩu và hình thành các thị trường mục tiêu đối với hàng xuất khẩu.

b) Tác động đến cạnh tranh từ các nguồn vốn đầu tƣ FDI

Khả năng thu hút vốn FDI là một trong những yếu tố làm kích thích tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Tuy vậy, các nguồn vốn FDI sẽ không phải được phân chia đồng đều cho các quốc gia, mà thường được tập trung vào những quốc gia có điều kiện lợi thế mạnh nhất. Những doanh nghiệp thuộc các quốc gia vốn đã kém lợi thế sẽ ngày càng tụt hậu và phải chịu áp lực cạnh tranh nghiêm trọng hơn, do những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực về tài chính, khó khăn trong việc ứng dụng và đổi mới kỹ thuật cơng nghệ trong sản xuất, khó khăn về thị trường…v/v.

Do sức hấp dẫn kém về môi trường kinh doanh, nên khả năng thu hút vốn đầu tư FDI vào thị trường CPC còn rất hạn chế và chỉ phát triển được ở một số ngành nghề sử dụng nhiều lao động tạo ra chuỗi giá trị gia tăng thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)