3 Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 32 - 33)

1.2 Một số yếu tố nội lực cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2. 3 Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm bao gồm các yếu tố: khả năng đầu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tính chất đổi mới của sản phẩm, chất lượng cảm nhận được của sản phẩm, chất lượng dịch vụ của sản phẩm…Đây là khả năng cạnh tranh phi giá cả. Những yếu tố này tạo ra những khả năng vượt trội không giới hạn so với các đối thủ cạnh tranh.

Khả năng đấu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) là một quá trình tốn kém, nhưng thật sự cần thiết trong hoạt động cạnh tranh. Nếu hoạt động R&D được đầu tư thỏa đáng sẽ tạo được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như khả năng thanh toán của cư dân trên thị trường đó. Khả năng này cũng tạo ra những cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, hợp lý hóa sản xuất…v/v.

Tính chất đổi mới của sản phẩm cho thấy xu hướng chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại. Đổi mới thực chất là mở rộng, cải tiến, thay đổi, lọai bỏ cái củ

sáng tạo ra cái mới. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự phát triển không đồng đều của nền kinh tế. Vi vậy, năng lực cạnh tranh của DN tùy thuộc vào trình độ ứng dụng khi xuất hiện sự thay thế của khoa học kỹ thuật mới để tạo ra những sản phẩm hợp thời trang, phù hợp với nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Chất lượng cảm nhận được của sản phẩm là sự nhận thức của khách hàng về chất lượng và tính ưu việt của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối tương quan với các sản phẩm thay thế, mục đích sử dụng sản phẩm đó. Chất lượng cảm nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm đó. Ngày nay, việc đạt được mức độ hài lòng cao về giá trị cảm nhận từ phía khách hàng ngày càng trở nên khó khăn bởi sản phẩm được cải tiến liên tục, và do vậy thỏa mãn những kỳ vọng của khách hàng về chất lượng cảm nhận qua việc tạo ra sự khác biệt của sản phẩm so với cac đối thủ cạnh tranh là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo lập năng lực cạnh tranh.

Chất lượng dịch vụ của sản phẩm thể hiện nét đặc sắc và vượt trội qua họat động dịch vụ được thực hiện một cách chu đáo. Sự khác biệt ở chất lượng dịch vụ là giá trị bổ sung cho giá trị sản phẩm. Đó là các giá trị như: dịch vụ tư vấn khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng trong khi bán hàng, dịch vụ giao chuyển hàng, dịch vụ bảo trì và bảo hành sau khi bán hàng… Giá trị bổ sung thông qua chất lượng dịch vụ của sản phẩm sẽ mang lại lợi thế tốt hơn so với giá trị chủ thể của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)