2 Mơ hình tổng Michael Porter – Dunning

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 40 - 41)

1.4 Một số mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4. 2 Mơ hình tổng Michael Porter – Dunning

Mơ hình này được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong một giai đoạn nhất định theo phương pháp động, tức là đánh giá năng lực cạnh tranh trong bối cảnh vận động của nền kinh tế trong nước và thế giới, so sánh với các sản phẩm cùng loại của các nước ở từng thời điểm nhất định.

Hình 1-3 Mối liên kết giữa các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh

Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Michael Porter, 1990

Cấu trúc mơ hình trên cho thấy năng lực cạnh tranh được phân tích dựa vào các nhóm yếu tố sau đây:

Chiến lược công ty, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh Điều kiện/tình trạng về nhân tố sản xuất Tình trạng về cầu thị trường Thực trạng các ngành bổ trợ và liên quan Chính phủ Các yếu tố bất thường thường

- Điều kiện hay tình trạng về nhân tố sản xuất: thể hiện vị thế của một quốc gia về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học kỹ thuật

- Tình trạng nhu cầu thị trường: phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường trên một quốc gia và thế giới. Yếu tố này được thể hiện qua 3 đặc trưng: nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, phạm vi và tốc độ lan truyền, cách thức lan truyền từ thị trường này đến thị trường khác.

- Chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh: thể hiện cách thức, mơi trường mà trong đó cơng ty được thành lập, tổ chức và quản lý cũng như trạng thái, bản chất của các đối thủ cạnh tranh.

- Thực trạng các ngành bổ trợ và liên quan: Các ngành sản xuất bổ trợ là các ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngành sản xuất liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể chia sẻ các hoạt động trong chuỗi sản xuất kinh doanh hoặc chia sẻ các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hay dịch vụ.

- Vai trị chính phủ: có thể tác động lên 4 thuộc tính của mơ hình một cách tiêu cực hay tích cực. Ngược lại, chính sách của chính phủ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi 1 trong 4 thuộc tính đó.

- Các yếu tố bất thường: là các yếu tố xuất hiện ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp như: Phát minh khoa học và kỹ thuật công nghệ, đột biến chi phí đầu vào, biến động tài chính tiền tệ, biến động về cầu, những yếu tố bất khả kháng khác.

Mơ hình Michael Porter – Dunning kết hợp được tất cả các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa hoặc dịch vụ cả cấp độ quốc gia và doanh nghiệp.Tuy nhiên, việc áp dụng mơ hình này thường rất khác nhau. Khó khăn lớn nhất là không thể đề cập đến tất cả các yếu tố và lượng hóa chúng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển do hạn chế về thống kê.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)