Năng lực cạnh tranh về giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 89 - 90)

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị

2.3.3.1 Năng lực cạnh tranh về giá

Năng lực cạnh tranh về giá được xem xét dựa trên các tiêu chí: Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ, khả năng hạ giá thành sản phẩm, sự phù hợp về giá sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường

Bảng 2.17 Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia

TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ GIÁ Điểm trung bình

1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ 4,2135

2. Khả năng hạ giá thành sản phẩm 3,3864

3. Sự phù hợp về giá sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường 4,1739 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục IV

Điểm mạnh:

Qua số liệu trên Bàng 2.17 cho thấy DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC có năng lực cạnh tranh rất mạnh về giá thành sản phẩm so với đối thủ (đạt điểm trung bình 4,2135), sau đó là sự phù hợp về giá trên thị trường (4,1739), và khả năng hạ giá thành (3,3864). Điểm trung bình của khả năng cạnh tranh về giá qua kết quả khảo sát đạt 3,9294 trên thang điểm tối đa 5, cho thầy năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam là mạnh tại thị trường Campuchia (3,5 ≤ Ti < 4,5).

Trong đó: Phân bón của DN VN chiếm ưu thế tuyệt đối với thị phần khoảng 60%, giá cả rẻ hơn so với đối thủ Thái Lan. Phân bón Trung Quốc giá có rẻ nhưng chất lượng không ổn định, nhất là khi Bộ Tài Chính Trung Quốc áp dụng thuế xuất khẩu đối với phân bón đã làm cho sức cạnh tranh về giá của phân bón Trung Quốc giảm sút mạnh. Các sản phẩm nhựa gia dụng chiếm thị phần khoảng 64,6% và có ưu thế cạnh tranh mạnh nhờ giá rẻ, dù chất lượng không bằng hàng của Thái Lan. Các đối thủ cạnh tranh chính là: Thái Lan, Hồng Kong, Trung Quốc và Malaysia. Sản phẩm kim khí điện máy có sức cạnh tranh vừa phải về giá và phù hợp với thu nhập của người dân Campuchia hơn là hàng của Thái Lan. Vật liệu xây dựng cạnh tranh rất yếu về giá so với các đối thủ cạnh tranh Thái Lan, Singapore và một số nước khác - Nguồn số liệu của Trademap 2009..

Điểm yếu:

- Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại thị trường Campuchia cịn mang tính tự phát, thiếu sự liên kết, thậm chí cịn cạnh tranh và triệt tiêu lợi thế của nhau. Ngay như mặt hàng phân bón, với sự tham gia của 5 doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư tại Campuchia như: Cơng ty phân bón Miền Nam, cơng ty Phân bón Bình Điền, cơng ty phân bón Năm Sao, cơng ty phân bón Phú Mỹ, cơng ty cổ phần Vật tư tổng hợp và phân bón hóa sinh, cơng ty phân bón Quân đội thuộc quân khu 7, đã có những quyết định giảm giá bán để giành giựt khách hàng của nhau.

- Tuy có lợi thế trước mắt trong cạnh tranh về giá, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam thiếu chiến lược để duy trì lợi thế, đặc biệt chưa quan tâm đến việc nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm bằng các yếu tố phi giá cả.

- Chi phí đầu ra gắn với hoạt động phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cần được xem xét giảm thiểu để tạo khả năng hạ giá thành. Hiện nay, phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa vào hệ thống kênh phân phối truyền thống, vừa không hoàn chỉnh vừa thiếu quản lý giám sát nên phát sinh nhiều chi phí trong q trình lưu thơng.

Tóm lại, việc dựa vào lợi thế cạnh tranh về giá của các DN có vốn đầu tư VN tai thị trường CPC trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố khác mà DN cần phải xem xét để tận dụng như hoàn thiện các chiến lược kinh doanh, quản lý hiệu quả hệ thống phân phối, tăng cường các yếu tố đầu vào và giảm thiểu các chi phí đầu ra là những yêu cầu rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)