Một số kiến nghị đối với các Bộ/ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 160 - 162)

3.3 Một số kiến nghị

3.3.2 Một số kiến nghị đối với các Bộ/ngành

- Bộ Công Thương:

+ Họach định một chính sách mặt hàng có tính ổn định lâu dài nhằm tạo ra những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng và doanh thu lớn, phù hợp với ưu thế và tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Campuchia.

+ Hỗ trợ làm đầu mối xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh. Hỗ trợ tổ chức Hội chợ triển lãm hằng năm tại thủ đô Phnom Penh và các tỉnh, thành của Campuchia.

+ Hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động khảo sát thị trường và đầu tư kinh doanh tại Campuchia. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu tại thị trường Campuchia thơng qua Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, khai thác các khống sản than, bơ-xít, sắt tại Modulkiri và Stung Streng (giáp với tỉnh Gia Lai và Đắc Lắk của Việt Nam ).

+ Tham mưu với Chính phủ việc đàm phán và ký kết 1 hiệp định bảo đảm và ưu đãi đầu tư với Campuchia. Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo phổ biến chính sách thu hút đầu tư nước ngồi và mơi trường kinh doanh của Campuchia.

+ Phối hợp với các Bộ/ngành liên quan nghiên cứu chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Campuchia.

+ Tham mưu với Chính phủ và phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh biên giới về chính sách đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải kết nối giữa hai nước, phát triển các khu kinh tế, trung tâm thương mại cửa khẩu, chợ cửa khẩu, chợ biên giới, cũng như các cơ sở vật chất cho thương mại.

- Bộ Tài chính

+ Nghiên cứu xây dựng các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.

- Tổng cục Hải quan

+ Đơn giản hoá các thủ tục hải quan, giải quyết kịp thời các vướng mắc và tạo thuận tiện cho thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua lại các cửa khẩu giữa hai nước.

+ Triển khai thí điểm làm thủ tục hải quan “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và sau đó khi tổng kết rút kinh nghiệm và nếu xét thấy khả quan thì mở rộng phương thức này cho một số cửa khẩu quan trọng khác.

- Bộ Giao thông Vận tải

+ Nâng cấp đường bộ dọc tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa theo đường bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu giúp Campuchia nâng cấp đường bộ từ cửa khẩu Mộc Hóa (Long An )đến tỉnh Svay Riêng (Campuchia), từ cửa khẩu Đức Cơ (Gia Lai) đến thị xã Ban Lung (tỉnh Rattanakiri – Campuchia), từ cửa khẩu Tịnh Biên ( An Giang ) đến thị xã tỉnh Takeo (Campuchia), từ cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang) đến thị xã tỉnh Campốt (Campuchia). Các nghiên cứu nâng cấp các cơng trình đường bộ này nên tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu thi công.

+ Nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến đường sắt nối Tp. Hồ Chí Minh qua cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) đến tỉnh Kompong Cham (một tỉnh chiếm tỷ trọng hàng nông

sản lớn nhất tại CPC) và nối dài tới thủ đô Phnom Penh. Nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến vận tải đường ống giữa VN và CPC để chuyển tải nhiên liệu và khí đốt.

+ Triển khai các biện pháp để các phương tiện vận tải của hai nước được qua lại trên những tuyến đường nhất định theo như thỏa thuận vận chuyển xuyên quốc gia đã được ký kết giữa hai nước.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn

+ Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam triển khai trồng và sản xuất chế biến cao su tại Campuchia; ký kết và thực hiện chương trình hợp tác giữa hai nước về “Bảo vệ rừng”; thực hiện chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và Viện Nghiên cứu về phát triển Nông nghiệp Campuchia.

+ Nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác trồng các mặt hàng nông sản khác trên đất CPC để nhập khẩu về VN chế biến thêm và tái xuất sang các nước thứ ba.

- Ngân hàng Nhà nước

+ Có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại mở văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng thương mại liên doanh tại Campuchia để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia vay vốn và thanh tốn tiền hàng.

+ Ngồi ra, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ chế hỗ trợ tín dụng và bảo hiểm rủi ro cho các DN VN sang đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)