Các định hƣớng về hoạt động thƣơng mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 129 - 130)

3.1 Dự báo tình hình kinh tế của Campuchia đến năm 2020

3.1.3.1 Các định hƣớng về hoạt động thƣơng mại

Họat động thương mại hiện đóng góp tỷ lệ 20% trong sản phẩm dịch vụ. CPC đang từng bước đẩy mạnh các họat động xúc tiến thương mại.

Như đã trình bày ở trên, sản xuất nông nghiệp trong những năm tới sẽ tăng mạnh, do đó xuất khẩu hàng nơng sản của CPC sẽ có điểu kiện phát triển mạnh. Tuy vậy, trong những năm tới CPC vẫn chưa thể vượt qua được những rào cản về mặt kỹ thuật cũng như chưa có đủ tiềm lực về cơ sở vật chất cũng như những quan hệ với các đối tác nước ngoài, do đó hàng nơng sản xuất khẩu của CPC chủ yếu vẫn phải xuất qua Việt Nam hoặc Thái Lan.

Xuất khẩu khống sản và dầu khí của CPC nếu được triển khai nhanh cũng phải sau năm 2015, và sản lượng xuất khẩu cũng chỉ ở dạng thô.

Do năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế nên cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nhập khẩu của CPC sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh. Các mặt hàng mà CPC có nhu cầu nhập khẩu nhiều sẽ là xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, vật tư thiết bị cho sản xuất nông nghiệp, vật tư thiết bị cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các mặt hàng tiêu dùng thíêt yếu khác.

Tốc độ tăng nhập khẩu sẽ tiếp tục lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu do nền kinh tế CPC vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như đã phân tích trên. Vì thế, mặc dù có những yếu tố xuất khẩu tích cực và có nguồn thu ngọai tệ từ du lịch, thâm hụt cán cân thanh toán sẽ còn tiếp tục tăng. Trước mắt, sự thâm hụt này có thể đựơc bù đắp từ những nguồn vốn vay, nguồn viện trợ chính thức từ nước ngồi, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng trong trung hạn và dài hạn, thâm hụt kéo dài có thể tạo ra một sức ép đối với nền kinh tế CPC và có thể buộc Chính phủ CPC phải có những chính sách thắt chặt nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa.

Các đối tác thương mại lớn của CPC trong giai đọan tới sẽ vẫn là Hoa Kỳ, Thái Lan, Liên Minh Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông , Việt Nam. Trong các đối tác này, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu sẽ là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của CPC nhưng chủ yếu là hàng may mặc gia công, trong khi VN sẽ là một thị trường xuất khẩu hàng nông sản quan trọng của C. Về nhập khẩu, CPC sẽ nhập khẩu chủ yếu từ VN, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, nhưng đối thủ cạnh tranh chủ yếu

cũng vẫn là Thái Lan, Trung Quốc và VN. Các mặt hàng nhập khẩu của CPC sẽ ngày càng đa dạng từ nhiên liệu, các tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)