Nhóm giải pháp về năng lực quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 151 - 152)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.6.4 Nhóm giải pháp về năng lực quản lý

Năng lực về quản lý được đánh giá có tầm quan trọng thứ 4 trong các yếu tố nội lực và đạt mức điểm xếp hạng thứ 4 trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh. Trong đó 2 tiêu chí được đánh giá là yếu gồm: trình độ tổ chức quản lý và trình độ hoạch định sản xuất kinh doanh (điểm trung bình đều dưới điểm chuẩn 3), các tiêu chí cịn lại chỉ đạt và vượt chút ít so với điểm chuẩn.

Năng lực quản lý ln ln có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh. Đặc biệt khi doanh nghiệp đã vươn ra đầu tư sản xuất kinh doanh ngồi biên giới của quốc gia thì càng địi hỏi có những kiến thức rộng. Do vậy, sản xuất kinh doanh tại thị trường Campuchia, tất cả các doanh nghiệp đều phải nâng cao năng lực quản lý, tăng cường kiến thức cả chiều rộng lẫn chiều sâu để có thể hoạch định được các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

Để phát huy điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của yếu tố này, các giải pháp trong thời gian tới là:

Giải pháp 1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Campuchia cần xây dựng các mục tiêu và biện pháp trong chiến lược kinh doanh dài hạn tại Campuchia, có thể là đến năm 2015 hoặc 2020. Cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp về những tác động và khả năng biến đổi của thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Campuchia.

Giải pháp 2 : Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện chiến lược để có những điều chỉnh các nội dung thích hợp với tình hình mới, đặc biệt là việc kiểm tra đánh giá chiến lược theo từng năm của doanh nghiệp.

Giải pháp 3: Hình thành bộ phận (hoặc phòng) chuyên trách hoạt động marketing, nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình marketing phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

Giải pháp 4 : Lựa chọn và tuyển dụng những sinh viên người Campuchia đã được đào tạo bài bản tại Việt Nam để tham gia điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là ở

những khâu công tác thường xuyên tiếp xúc với các khách hàng và các quan chức chính quyền địa phương.

Giải pháp 5 : Hồn thiện tổ chức quản lý theo hướng tăng cường quyền hạn cho cơ sở để có thể thích ứng linh họat với những biến động của thị trường; xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, mục tiêu chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn.

Giải pháp 6 : Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, chăm sóc và phân tích khách hàng, quản trị hệ thống kênh phân phối, quản lý tồn kho, xữ lý các đơn hàng…v/v

Phát huy được yếu tố này, doanh nghiệp sẽ xây dựng được nền tảng để thích nghi một cách linh hoạt với những biến động của thị trường, có được nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển trong tương lai, giảm thiểu được các rủi ro trong quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)