Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh về giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 85 - 89)

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị

2.3.2.6 Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh về giá

Năng lực cạnh tranh về giá bao gồm năng lực giảm thiểu chi phí đầu vào và chi phí đầu ra. Đây là yếu tố thể hiện bề nổi của các biểu hiện cạnh tranh.

Bảng 2.14 – Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh về giá

N (mẩu khảo sát) Trọng số Mean (trung bình) Median (trung vị) Mode Valid (giá trị hợp lệ) 46 0,117 3,0869 4 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục II

Số liệu trong Bảng 2.14 cho thấy tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh về giá được các chuyên gia đánh giá với mức điểm trung bình là 3,0869, chiếm trọng số là 0,117 trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh.

34.8 4.3 8.7 21.7 30.5 Rất khơng quan trọng Khơng quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Hình 2.6 Tần suất đánh giá tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh về giá

Khi được hỏi về tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh về giá, có 16 người (34.8%) trả lời rất không quan trọng, 14 người (30,5%) rất quan trọng, 10 người (21,7%) quan trọng.

Yếu tố này có hai nhóm ý kiến đối lập (rất khơng quan trọng và rất quan trọng) với số lượng người tương đương với nhau. Điều này cho thấy có sự nhận định khác biệt nhau giữa các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên vẫn được đánh giá chung ở mức trung bình 3 ≤ 3,0869 < 3,5.

2.3.2.7 Tầm quan trọng của năng lực xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

Năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với các hoạt động trong chiêu thị.

Bảng 2.15 – Tầm quan trọng về năng lực xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

N (mẩu khảo sát) Trọng số Mean (trung bình) Median (trung vị) Mode Valid (giá trị hợp lệ) 46 0,115 3,0434 3 4

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục II

Kết quả khảo sát trong Bảng 2.15 cho thấy điểm trung bình đánh giá của các chuyên gia là 3,0434 và chiếm trọng số là 0,115 trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh. 21.7 13 21.7 26.1 17.4 Rất khơng quan trọng Khơng quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Hình 2.7 Tần suất đánh giá tầm quan trọng của năng lực xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

Khi được hỏi về tầm quan trọng của năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu, có 8 người (17,4%) trả lời rất quan trọng, 12 người (26,1%) quan trọng, 10 người (21,7%) trung dung, 6 người (13%) không quan trọng, 10 người (21,7%) rất không quan trọng.

Đây là yếu tố được cho là rất quan trọng trên nhiều thị trường khác, tuy vậy tại thị trường CPC các chuyên gia đánh giá với mức độ trung bình 3 ≤ 3,0434 < 3,5 do nhu cầu và thu nhập của người dân còn ở mức thấp.

2.3.2.8 Tầm quan trọng về trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp

Trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp thể hiện mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến.

Bảng 2.16 – Tầm quan trọng về trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp

N (mẩu khảo sát) Trọng số Mean (trung bình) Median (trung vị) Mode Valid (giá trị hợp lệ) 46 0,113 3 3 3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Phụ lục II

Kết quả khảo sát yếu tố này cho thấy các chuyên gia đánh giá với mức điểm trung bình là 3 và chiếm trọng số là 0,113 trong cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là yếu tố được cho là ít quan trọng nhất. Tuy nhiên điểm đánh giá chung vẫn đạt mức trung bình 3 ≤ 3 < 3,5, vì vậy vẫn được coi là một yếu tố khá quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

17.4 21.7 21.7 21.7 17.4 Rất khơng quan trọng Khơng quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Hình 2.8 Tần suất đánh giá tầm quan trọng về trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp

Khi được hỏi về tầm quan trọng của yếu tố này, có 8 người (17,4%) trả lời rất quan trọng, 10 người (21,7%) quan trọng, 10 người (21,7%) trung dung, 10 người (21,7%) không quan trọng, 8 người (17,4%) rất không quan trọng. Với kết quả này cho

thấy các ý kiến chia đều tập trung vào ba mức độ không quan trọng, trung dung và quan trọng.

Tóm lại qua kết quả khảo sát, các chuyên gia đều thống nhất tập trung vào 8 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (tất cả đều đạt mức điểm trung bình trên 3) có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia.

Các yếu tố này sẽ được tác giả xem xét để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và trọng số của các yếu tố này sẽ được sử dụng để tính tốn trong ma trận tổ hợp sức hấp dẫn của thị trường Campuchia – năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia.

2.3.3 Đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia

Để thực hiện việc đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, tác giả đã tiến hành khảo sát trong tháng 4/2009 bằng cách phỏng vấn 92 người là lãnh đạo (từ cấp trưởng phòng kinh doanh trở lên) của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC, đồng thời tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có liên quan để củng cố thêm những nhận định. Số lượng mẫu khảo sát được xác định theo công thức: n ≥ m * 5 (n = 92 , m = 20). So với số lượng mẫu cần thiết là 100 mẫu, thì số lượng mẫu khảo sát 92 có thấp hơn chút ít, nhưng có thế chấp nhận được.

Thang đo để đánh giá năng lực cạnh tranh chia thành 5 bậc, trong đó năng lực yếu nhận 1 điểm, năng lực mạnh nhận 5 điểm.

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sẽ được phân tích theo tuần tự từ mạnh đến yếu như sau:

1. Năng lực cạnh tranh về giá

2. Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm 3. Quy mô của doanh nghiệp

4. Năng lực về quản lý

5. Năng lực tổ chức tiêu thụ sản phẩm 6. Năng lực nghiên cứu tiếp cận thị trường

7. Trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp 8. Năng lực xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)