Nhóm giải pháp về trình độ cơng nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 156 - 157)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.6.7 Nhóm giải pháp về trình độ cơng nghệ sản xuất

Trình độ cơng nghệ sản xuất tại Campuchia được đánh giá có tầm quan trọng xếp hạng thứ 8 trong các yếu tố nội lực của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam, nhưng xét về khả năng cạnh tranh được xếp hạng thứ 7. Trong đó, các tiêu chí được đánh giá là yếu, đặc biệt yếu là khả năng đổi mới kỹ thuật – Phụ lục IV.

Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia, qua kết quả khảo sát nhìn chung là yếu. Khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ càng khó khăn hơn. Do vậy, các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh cần đầu tư nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất có trọng tâm, trọng điểm hướng đến những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng bước nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất theo từng cơng đoạn để hoàn thiện sản phẩm.

Để khắc phục các điểm yếu của yếu tố này, các giải pháp trong thời gian tới là: Giải pháp 1 : Cần đầu tư cho hạ tầng về khoa học cơng nghệ, vượt qua những thách thức về tài chính trong hoạt động ứng dụng cơng nghệ. Doanh nghiệp cần trích lập Quỹ phát triển để tăng khả năng nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ; tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tư vấn về thiết bị, cơng nghệ mới hiện đại, thích hợp và các nguồn cung cấp thông tin công nghệ, thị trường.

Giải pháp 2 : Sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời, tăng cường đào tạo và đạo tạo lại, đặc biệt là lao động có trình độ đủ khả năng tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại; tạo môi trường làm việc thân mật, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm việc theo nhóm. Có kế họach liên kết đào tạo nguồn nhân lực với các trường để bổ sung kịp thời nhu cầu lao động có tay nghề và trình độ cao.

Giải pháp 3 : Rà soát lại tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, ngun liệu... Trên cơ sở đó tìm biện pháp khắc phục những yếu kém cho từng vấn đề, từng khâu và từng bộ phận cụ thể cũng như tổng thể doanh nghiệp.

Giải pháp 4 : Tăng cường đổi mới trang thiết bị, các kỹ năng bí quyết trong quy trình sản xuất, ứng dụng kịp thới các tiến bộ kỹ thuật công nghệ... để biến đổi các nguồn lực làm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giải pháp 5 : Tăng cường các biện pháp tiếp cận với các nguồn vốn vay của chính phủ cho hoạt động đầu tư phát triển. Giải pháp về năng lực trình độ cơng nghệ sản xuất phải nhắm nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, những sản phẩm khác biệt và những sản phẩm có lợi thế trong chu kỳ sống của sản phẩm.

Nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất tại Campuchia sẽ tạo được những bước đột phá trong cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên yếu tố này có nhiều điều kiện mà các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng được. Tuy vậy, việc đổi mới công nghệ từng bước hoặc từng công đoạn sản xuất sẽ tạo khả năng cho doanh nghiệp duy trì vị thế của mình trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)