Nhóm giải pháp về năng lực xây dựng thƣơng hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 157 - 159)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.6.8 Nhóm giải pháp về năng lực xây dựng thƣơng hiệu

Năng lực xây dựng thương hiệu được xếp hạng thứ 7 về tầm quan trọng trong các yếu tố nội lực của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia, và xếp hạng cuối cùng về khả năng cạnh tranh. Các điểm yếu trong yếu tố này bao gồm: năng lực duy trì và nâng cao chất lượn g sản phẩm, năng lực tổ chức quảng cáo, ngân sách cho hoạt động khuyến mại…- Phụ lục IV.

Năng lực xây dựng thương hiệu được đánh giá là yếu nhất trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh cần tập trung tăng cường đầu tư mạnh giải pháp này trong thời gian tới, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện thức tế của mình để từng bước hình thành quy trình xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm cụ thể.

Để khắc phục các điểm yếu của yếu tố này , các giải pháp trong thời gian tới là: Giải pháp 1 : Nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng được đề cập ở đây là chất lượng phù hợp với từng cấp độ của mỗi chũng lọai sản phẩm và phải đảm bảo tính ổn định. Xác định rõ các phân khúc khách hàng mục tiêu tại thị trường Campuchia, doanh nghiệp cần thỏa mãn nhu cầu sản phẩm với chất lượng tương ứng vượt trội hơn sản phẩm cùng lọai của đối thủ cạnh tranh và đảm bảo tính ổn định.

Giải pháp 2 : Tạo ra sự đặc sắc và khác biệt của sản phẩm. Sự khác biệt được thể hiện trên hình dáng, mẫu mã và dịch vụ đối với sản phẩm, đồng thời phải đáp ứng được các tiêu chuẩn: có nét đặc sắc, công dụng tiên tiến, công nghệ độc đáo, thiết kế tinh xảo, dịch vụ chu đáo. Tính khác biệt của sản phẩm và dịch vụ bắt nguồn từ sự khác biệt về giá trị chủ thể, về giá trị bổ sung. Tạo ra sự khác biệt và đặc sắc của sản phẩm, doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia sẽ duy trì và nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình.

Giải pháp 3 : Tăng cường giá trị bổ sung cho sản phẩm. Tăng cường giá trị bổ sung ở mức độ cao nhất như: sự chăm sóc khách hàng, bao bì, dịch vụ, tư vấn, vốn, chuyển hàng, quảng cáo, bảo quản, và những điều kiện khác mà doanh nghiệp có thể mang lại cho sản phẩm. Giá trị bổ sung cho sản phẩm có lợi cho thương hiệu sản phẩm nhiều hơn so với giá trị chủ thể ở chất lượng sản phẩm. Sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, cung cấp các giải pháp về giá trị và hiệu quả sử dụng. Ví dụ: cơng ty phân bón Bình Điền đã thường xun mở các lớp tập huấn cho đại lý và nông dân Campuchia về tính năng của sản phẩm, các giải pháp bón phân hiệu quả và có đường dây nóng về tư vấn kỹ thuật và phịng ngừa sâu bệnh cho cây trồng.

Giải pháp 4 : Định vị thương hiệu sản phẩm chuẩn xác với phân khúc thị trường mục tiêu tại Campuchia. Dựa vào những nhu cầu khác nhau của khách hàng mà doanh nghiệp tiến hành phân chia thị trường Campuchia thành nhiều phân khúc, qua đó định vị thương hiệu sản phẩm cho từng phân khúc. Thành công của việc định vị trên phân khúc thị trường mục tiêu là sản phẩm phải mang tính độc đáo trên thị trường con, có chỗ đứng đặc biệt trong tâm trí người tiêu dùng.

Giải pháp 5: Thực hiện các chiến lược quảng cáo trên thị trường Campuchia: Thực hiện q trình quảng cáo sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Campuchia. Phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất ở Campuchia hiện nay là: phương tiện truyền thanh, truyền hình, tổ chức sự kiện ngay tại điểm bán, panơ ngồi trời… Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng và đầy đủ về tâm lý người tiêu dùng Campuchia để có thể có chiến lược quảng cáo phù hợp, đưa ra những thơng điệp thích hợp với trình độ dân trí và văn hóa của người tiêu dùng Campuchia, thiết lập quan hệ gắn bó và duy trì niềm tin của người tiêu dùng Campuchia. Cần lưu ý rằng người tiêu dùng Campuchia có xu hướng mua hàng theo

sự giới thiệu của những người quen biết, do đó chiến lược quảng cáo của các doanh nghiệp cũng cần phải được xây dựng dựa trên đặc điểm này.

Giải pháp 6 : Tăng cường ngân sách cho hoạt động xúc tiến và khuyến mại. Người tiêu dùng Campuchia rất quan tâm đến các hình thức xúc tiến và khuyến mại trong các dịp: Hội chợ triển lãm, các ngày lễ, ngày tết cổ truyền…

Giải pháp 7 : Tăng cường giá trị chữ tín trong xây dựng và phát triển thương hiệu, và làm tốt những gì mình đã hứa. Để có khả năng làm được những gì mình đã hứa, doanh nghiệp cần dựa vào những điều kiện nội tại và biết khai thác triệt để được những điều kiện đó. Doanh nghiệp chỉ cần làm hay trong khả năng sẵn có và có thể có để chủ động tận dụng lợi thế tương đối của mình.

Do người tiêu dùng Campuchia có mức độ trung thành cao đối với nhãn hiệu của sản phẩm, nên những thành quả đạt được trong xây dựng thương hiệu tại thị trường Campuchia sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do yếu kém của các yếu tố khác. Về mặt dài hạn, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia đều phải đẩu tư cho xây dựng thương hiệu

Tóm lại, căn cứ vào những kết quả khảo sát và những dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả bước đầu mới chỉ đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu cơ bản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào quyết tâm và đặc điểm cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính phủ và các Bộ/ngành hữu quan cũng cvo1 ý nghĩa rất quan trong cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vố đầu tư Việt Nam tại Campuchia. Sau đây tác giả đề xuất một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ và các Bộ/ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 157 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)