Định hƣớng các ngành sản xuất trong GDP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 126 - 129)

3.1 Dự báo tình hình kinh tế của Campuchia đến năm 2020

3.1.2.1 Định hƣớng các ngành sản xuất trong GDP

Campuchia là một nước nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đây cũng là một nước được coi là kém phát triển trong khu vực và thế giới.

Hiện nay Chính phủ CPC đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển theo nền kinh tế thị trường. Nhiều lĩnh vực họat động được mở ra một cách rất thơng thống.

Trong nhiều năm qua, tự do hóa thương mại và hội nhập theo nền kinh tế thị trường đã giúp cho CPC đạt được những thành quả nhất định trên các lĩnh vực hoạt động thương mại, đầu tư trong nước và nước ngòai, và các loại hình dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng…v/v. Trong suốt giai đọan từ năm 2004-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của CPC đạt mức trung bình là 10,2%/năm (Theo báo cáo của Cơ quan Thương vụ VN tại CPC). Mặc dù đời sống của người dân CPC cịn nhiều khó khăn, nhưng đã và đang từng bước đựơc cải thiện đáng kể qua từng năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của CPC dựa chủ yếu vào các ngành kinh tế như: du lịch, nông nghiệp, công nghiệp may mặc và xây dựng.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu định hƣớng phát triển kinh tế của Chính phủ CPC

Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 GDP ( Triệu USD) Tỷ lệ tăng GDP (%) - Ngành nông nghiệp (%) - Ngành công nghiệp (%) - Ngành dịch vụ (%) GDP đầu người (USD)

8.184 6,5 3,4 8,4 7,4 915 8.704 6,5 3,2 8,2 7,4 981 9.322 7,1 3,4 8,5 7,5 1.070 10.090 8,2 3,5 9 7,8 1.210 10.947 8,5 3,6 9,5 7,9 1.380 11.950 9,2 3,8 10,2 8,1 1.580 13.085 9,5 4 12,4 8,2 1.790 14.355 9,7 3,8 15,2 8,2 2.050 15.860 10,5 3,8 16,5 8,5 2.300

Nguồn : Bộ Kinh tế Tài chính và Viện Thống kê quốc gia Bộ Kế Họach năm 2009 [ 36 ] Tăng trưởng kinh tế của CPC trong những năm gần đây thiếu tính ổn định do những biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy vậy theo đánh giá của Bộ Kinh tế và Tài chính CPC thì trong giai đọan 2010-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của CPC sẽ đạt mức 7-10%/năm. Chính phủ CPC sẽ duy trì một chính sách tài chính cẩn trọng và một tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, vì vậy lạm phát ở Campuchia dự kiến trong giai đoạn này sẽ ở mức thấp (dự kiến dưới 5%/năm).

Sản xuất trong nông nghiệp được thực hiện chủ yếu trên các sản phẩm: lúa, hoa màu khác, gia súc và gia cầm, thủy hải sản, cao su và lâm sản. Trong đó sản xuất lúa đang được Chính phủ CPC tập trung đầu tư để phát triển hệ thống thủy lợi, khi vấn đề này được giải quyết thì sẽ có một sản lượng lúa dư thừa rất lớn (chỉ riêng 2008-2009 tuy có sự sụt giảm trong sản xuất nhưng lượng lúa dư thừa là hơn 2,5 triệu tấn - theo báo cáo của Bộ Thương Nghiệp CPC và Thương Vụ VN ở CPC). Cao su và hoa màu khác cũng có sự tăng trưởng khá. Đặc biệt với diện tích 150.000 ha đất nơng nghiệp giao cho các DN VN đầu tư trồng cao su, 100.000 ha trồng cây điều và cây cơng nghiệp dài ngày, có thể thấy trong thời gian tới sản phẩm nơng nghiệp ở CPC sẽ có những bước tiến nhảy vọt và là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến một cách mạnh mẽ.

Sản xuất công nghiệp của CPC hiện nay mới chỉ xoay quanh ngành hàng may mặc. CPC hiện đứng thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Indonesia). Trước những tác động của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, cơng nghiệp dệt may của CPC cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề, tuy vậy hiện nay các đơn hàng may mặc đã kín cho 6 tháng đầu năm 2012. Trong những năm tới với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, ngành sản xuất dệt may của CPC sẽ có sự phát triển mạnh. Bên cạnh đó những dự án lớn về khai thác dầu khí, năng lượng, khống sản, cơng nghiệp chế biến trong những năm tới sẽ đi vào họat động và sẽ làm thay đổi căn bản tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp trong GDP của CPC.

Xây dựng cũng là một lĩnh vực rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của CPC, và hiện nay đang chiếm tỷ lệ 1/3 trong tổng giá trị họat động công nghiệp. Những dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, xây dựng khách sạn, văn phòng, nhà ở và các dự án trọng điểm khác đang là những nhân tố quan trọng có mức tăng trưởng cao nhất trong GDP.

Ngành dịch vụ du lịch của CPC đóng một vai trị rất quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, giá trị của ngành này đóng góp 41,8% trong GDP (Nguồn dữ liệu: Viện thống kê quốc gia, Viện Kinh tế CPC). CPC đang áp dụng “bầu trời mở” và cấp thị thực tại điểm đến của CPC để thu hút mạnh du khách, đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hóa các lọai hình du lịch kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo môi trường du lịch bền vững.

3.1.2.2 Định hƣớng các chính sách vĩ mơ

Trong giai đọan tới, các chính sách vĩ mơ của CPC sẽ tíếp tục phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nơng thơn.

Chính sách đối với xuất khẩu: CPC sẽ tiếp tục coi dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình, vì dệt may là một ngành tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân CPC. Đặt trọng tâm vào mặt hàng dệt may, CPC sẽ tích cực tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, hai thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của CPC. Vì vậy, với chính sách này CPC sẽ mở ra nhiều thơng thống để khuyến khích các DN nước ngồi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng dệt may tại CPC.

Bên cạnh đó, với sản phẩm nông nghiệp luôn chiếm trên 30% GDP của CPC và thu hút 75% lực lượng lao động, CPC sẽ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhằm nâng cao mức sống của người dân, đây thực sự là một định hướng lớn trong chính sách thương mại của CPC trong giai đọan tới. Để thực hiện định hướng này, CPC sẽ tích cực vận động các nước phát triển cũng như các nước có mối quan tâm đến CPC dành cho CPC những ưu đãi về thuế quan và tiếp cận thị trường hàng nông sản với tư cách là một nước kém phát triển.

Các ngành sản xuất công nghiệp của CPC còn kém phát triển, nên trong giai đoạn 2010-2020, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo của CPC sẽ vẫn cịn khiêm tốn. Có thể chính phủ CPC sẽ có những biện pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo trong nước để thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu, nhưng kết quả của những biện pháp này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thực thi của các chính quyền ở các cấp địa phương.

Chính sách đối với nhập khẩu: CPC đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và là thành viên của ASEAN, các rào cản về thuế quan và hạn chế nhập khẩu sẽ tiếp tục được dỡ bỏ. Tuy nhiên, trong giai đọan 2010-2020 nếu thâm hụt cán cân thanh tóan vẫn tiếp tục tăng lên, CPC có thể đưa ra những biện pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng của nhập khẩu. Các biện pháp này có thể là những biện pháp bảo vệ cán cân thanh tóan được WTO cho phép, hoặc đó là các biện pháp hành chính ở cấp địa phương nhằm gây cản trở cho việc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)