Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá theo các mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 48 - 50)

1.5 Thiết kế mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt

1.5.2 Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá theo các mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh

cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tại thị trƣờng Campuchia

Như đã trình bày ở phần trên, có 5 phương pháp đánh giá có thể vận dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia. Các phương pháp bao gồm: Phương pháp ma trận SWOT, phương pháp mơ hình tổng Michael Porter – Dunning, phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh, phương pháp đánh giá các yếu tố bên trong.

Phương pháp ma trận SWOT thích hợp cho việc sử dụng để đánh giá độ hấp dẫn của các phương án chiến lược dựa trên sự kết hợp giữa các yếu tố trong ma trận, làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án chiến lược khả dĩ có thể giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội trong kinh doanh. Tuy nhiên, các phương án chiến lược này được xây dựng với sự phán đoán bằng trực giác của nhà quản trị, nên có một số hạn chế nhất định về mức độ chính xác trong các phương án, đặc biệt là hạn chế trong việc đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả luận án tham khảo phương pháp đánh giá này chỉ để nhận định về các điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia.

Phương pháp đánh giá theo mơ hình tổng Michael Porter – Dunning (trang 32) phân tích dựa trên 4 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, và 4 yếu tố đó chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chính phủ và yếu tố bất thường. Các nghiên cứu về lý thuyết cạnh tranh cho thấy các cấp độ cạnh tranh (quốc gia, ngành, doanh nghệp) có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Đánh giá năng lực cạnh tranh theo mơ hình này cho phép xem xét một cách tổng thể sự tác động đến năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ cạnh tranh. Do vậy phương pháp này phù hợp cho việc phân tích năng lực cạnh của một quốc gia hay một khu vực địa phương. Vì nếu sử dụng phương pháp này để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sẽ không thể hiện được sự phân tích các yếu tố nội lực cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời khơng xem xét một cách tồn diện sự tác động của các yếu tố môi trường. Tác giả luận án tham khảo phương pháp này để nhận định chiến lược của DN trong chỉ số năng lực cạnh tranh hiện tại (CCI).

Phương pháp đánh giá theo mơ hình ma trận hình ảnh cạnh tranh được sử dụng để đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nhghiệp trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh trong một ngành. Ưu điểm của phương pháp này là nhận diện được đối thủ

cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, và những điểm mạnh điểm yếu của họ để xây dựng các chiến lược ứng phó kịp thời. Đặc điểm của phương pháp này là sự mở rộng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường, và vị thế cạnh tranh của cả doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, nó cho biết năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế số lượng đối thủ cạnh tranh để đưa ra so sánh trong khi đó trên mỗi thị trường ln có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Mặt khác khi nghiên cứu thị trường nước ngoài (như thị trường Campuchia) thì việc thu thập thơng tin một cách đầy đủ từ đối thủ cạnh tranh là một thách thức khó vượt qua. Vì vậy, tác giả luận án tham khảo phương pháp này để so sánh một cách tổng quát đối thủ cạnh tranh theo từng quốc gia, chứ không so sánh với từng đối thủ cạnh tranh cụ thể.

Phương pháp đánh giá ma trận tổ hợp sức hấp dẫn của thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định vị thế của doanh nghiệp tại một thị trường cụ thể. Phương pháp này xem xét một cách tồn diện các yếu tố mơi trường và các yếu tố nội lực của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp vào một ma trận phân tích để thấy được nên lựa chọn chiến lược kinh doanh nào khả dĩ có thể sử dụng tốt nhất các ưu thế của mình. Tác giả tham khảo và sử dụng ma trận này để xác định vị thế cạnh tranh và đề xuất chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia.

Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) là bảng tóm tắt đánh giá những điểm mạnh điểm yếu của các yếu tố nội lực (yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh) của doanh nghiệp. Phương pháp này khơng địi hỏi phải có thơng tin đầy đủ về đối thủ cạnh tranh, mà chỉ cần có cái nhìn tổng qt về tình hình cạnh tranh và hiểu rõ bản thân doanh nghiệp. Phương pháp này tuy không phải là phương pháp tối ưu nhưng phù hợp với điều kiện đánh giá năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia. Chính vì vậy, tác giả luận án chọn phương pháp này làm cơ sở chính cho việc đánh giá các tiêu chí về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia.

Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp được tác giả thực hiện theo các bước như sau:

Hình 1.6 Các bƣớc đánh giá NLCT của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam Tại thị trƣờng Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)