Một số yếu tố môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 35 - 39)

Chất lượng mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoặc cản trở năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những biến động trên thị trường nước ngoài, sự khác biệt to lớn giữa các quốc gia, và sự không quen thuộc với thị trường nước ngồi buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu phân tích chính xác những yếu tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cũng như sức hấp dẫn của thị trường trước khi quyết định đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể.

Thị trường ở nước ngoài là khái niệm dùng để chỉ thị trường của các quốc gia là bạn hàng hoặc đối tác trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của doanh nghiệp.

Những đặc điểm môi trường ở thị trường nước ngoài ảnh hưởng đến cạnh tranh là những thông tin cần thiết làm căn cứ để xây dựng các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, và hoạch định các biện pháp thích hợp cho từng thời điểm cụ thể. .

Trong mơ hình kim cương [ 7 ], Michael Porter đề xuất một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cạnh tranh bao gồm: Chiến lược cơng ty, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh; Tình trạng về cầu thị trường; Thực trạng các ngành bổ trợ và liên quan; Điều kiện/tình trạng về nhân tố sản xuất; Các yếu tố bất thường; Các thể chế chính sách của chính phủ; các kết cầu hạ tầng.

Theo Hill & Jones (1992, trang 281) trong xây dựng ma trận tổ hợp độ hấp dẫn của môi trường với năng lực cạnh tranh của DN, đã đề xuất các yếu tố môi trường như sau: Quy mô thị trường, Sự tăng trưởng của thị trường, Lợi nhuận biên, Các nguồn vốn đầu tư, Mức độ cạnh tranh, Tính ổn định của cơng nghệ, Tính độc lập của chu kỳ.

Qua thực tế thị trường CPC, và kết quả khảo sát (4/2009) về tầm quan trọng của các yếu tố môi trường (theo phụ lục V - các yếu tố đều đạt điểm số trên mức trung bình 3, có thể sử dụng để phân tích mức độ hấp dẫn của thị trường), tác giả sẽ trình bày một số yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng và tạo nên sức hấp dẫn của thị trường (trường hợp của thị trường CPC) như sau: quy mô dung lượng thị trường, tiềm năng tăng trưởng của thị trường, khả năng biến động của thị trường, các điều kiện cạnh tranh của thị trường, sự trung thành của người dân đối với nhãn hiệu, mức độ thay đổi công nghệ của thị trường, sự ổn định chính trị và kinh tế, các quy chế của chính phủ.

1.3.1 - Quy mô dung lƣợng của thị trƣờng.

Quy mơ dung lượng thị trường nói lên nhu cầu có khả năng thanh tốn của cư dân. Quy mô dung lượng thị trường được xác định cho từng ngành hàng căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) và tỷ lệ chi tiêu của cư dân sở tại. Tiêu chí này có ảnh hưởng rất lớn đến độ nhạy cảm của giá và quyết định trong hành vi mua sắm. Quy mơ dung lượng thị trường lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong những ngành có hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ, khuyến khích các doanh nghiệp tích

cực tập trung các nguồn lực cho đầu tư. Một khía cạnh khác của quy mơ dung lượng thị trường là số lượng người mua. Số lượng người mua ít có thể tạo ra lợi thế tĩnh, nhưng làm giảm lợi thế động. Số lượng người mua nhiều sẽ tạo ra sự đa dạng về nhu cầu, mở rộng khả năng phát triển thị trường, giảm sức ép và rủi ro trong cạnh tranh.

1.3.2 - Tiềm năng tăng trƣởng của thị trƣờng.

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tích lũy cho đầu tư phát triển trong GDP. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm năng tăng trưởng thị trường còn phụ thuộc vào mức độ liên kết kinh tế quốc tế của quốc gia sở tại. Tốc độ tăng trưởng thị trường kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, tăng cường mức độ cạnh tranh, lọai bỏ các doanh nghiệp yếu kém để chỉ còn doanh nghiệp mạnh hơn và đổi mới hơn [ 47 ]

.

1.3.3 - Khả năng biến động của thị trƣờng.

Sự phụ thuộc lẫn nhau trong q trình tồn cầu hóa và tự do hóa kinh tế đặt ra ỵêu cầu mới về tái cấu trúc nền kinh tế của mỗi quốc gia và hình thành hệ thống phân cơng lao động quốc tế trong “chuỗi giá trị” toàn cầu của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Mỗi một sự kiện kinh tế ở một nước nào đó sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức đến các nước khác, tạo ra sự gia tăng hay giảm sút nhu cầu làm thay đổi cán cân trong tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên một thị trường nhất định.

1.3.4 - Các điều kiện cạnh tranh của thị trƣờng

Các điều kiện cạnh tranh trên một thị trường chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện vận tải từ vùng có nguyên liệu thô đến nơi sản xuất và tiêu thụ; cơ sở hạ tầng thương mại cho các hoạt động bán buôn, bán lẽ, các đại lý dịch vụ…v/v. Các chủ thể kinh doanh có tiềm lực kinh tế mạnh ln tìm cách chiếm lĩnh những điều kiện cạnh tranh thuận lợi để tăng cường thị phần, tạo ra thế độc quyền và làm thay đổi tính chất cạnh tranh, ảnh hưởng tiêu cực đến sự lành mạnh hóa các mối quan hệ kinh tế của một nước.

1.3.5 - Sự trung thành của ngƣời dân đối với nhãn hiệu.

Sự trung thành của người dân đối với nhãn hiệu của một sản phẩm là lợi thế quan trọng cho việc xây dựng và phát triển của một thương hiệu. Khi sự trung thành đối với nhãn hiệu đã ăn sâu vào tâm thức và trở thành tập quán mua sắm của người

tiêu dùng thì sản phẩm đó đã khẳng định được thương hiệu và có vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, mức độ trung thành đối với nhãn hiệu của người dân ở mỗi quốc gia là không giống nhau. Do vậy, tùy thuộc vào mức độ trung thành mà xem xét để hoạch định các chiến lược nhãn hiệu thích hợp.

1.3.6 - Mức độ thay đổi công nghệ tại thị trƣờng sở tại.

Mức độ thay đổi công nghệ tại thị trường sở tại sẽ quyết định đến chu kỳ sống của một sản phẩm. Vòng đời của sản phẩm được kéo dài dựa vào môi trường công nghệ tại thị trường sở tại ít có thay đổi, sẽ là yếu tố để doanh nghiệp duy trì năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tương ứng. Ngồi ra, với mơi trường cơng nghệ ít thay đổi thì doanh nghiệp sẽ vận dụng được chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm để tạo ra lợi thế kinh doanh theo quy mô kinh tế lớn.

1.3.7 - Sự ổn định chính trị và kinh tế của thị trƣờng.

Việc hoạch định một chiến lược cạnh tranh dài hạn hay ngắn hạn hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ ổn định chính trị và kinh tế của thị trường đó. Đây cũng là những yếu tố rất quan trọng cho việc xây dựng các chiến lược thâm nhập thị trường. Tuy nhiên vấn đề này còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa quốc gia sở tại với quốc gia của chính doanh nghiệp đó. Thị trường Campuchia khơng hồn tồn ổn định về chính trị và kinh tế dưới con mắt của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác, nhưng chính điều này lại là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam (do đặc thù quan hệ giữa hai nước).

1.3.8 - Các quy chế của chính phủ tại thị trƣờng sở tại

Tính ổn định, minh bạch và hiệu lực của các quy chế của chính phủ tại thị trường sở tại là điều kiện hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan liêu hành chính đối với các hoạt động kinh doanh, và là động lực cho quá trình lành mạnh hóa các họat động cạnh tranh. Ngồi ra việc nghiên cứu và vận dụng các quy chế của chính phủ để tận dụng các ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhu cầu rất cần thiết và cấp bách khi quyết định lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh tại thị trường đó.

Bên cạnh đó, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã vận dụng chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước bằng những rào cản phi thuế quan như: định hạn ngạch nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, những hạn chế trong đấu thầu của chính phủ…v/v. Những biện pháp này nhằm làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh tại trường của một nước sở tại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)