Nhóm giải pháp về quy mô của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 149 - 151)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.6.3 Nhóm giải pháp về quy mô của doanh nghiệp

Quy mơ của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia được đánh giá là có tầm quan trọng hàng đầu, tuy nhiên xét vế năng lực cạnh tranh thì được xếp vào hạng 3. Trong đó các tiêu chí được cho là yếu gồm: Năng lực quay vịng vốn, năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, năng lực huy động vốn kinh doanh (các tiêu chí này có điểm số trung bình đều dưới điểm chuẩn 3 – Phụ lục IV). Các tiêu chí cịn lại trong quy mơ doanh nghiệp chỉ đạt và vượt chút ít so với điểm chuẩn 3.

Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi chiến lược kinh tế quy mô trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ buộc phải tăng cường khả năng liên kết để phát triển hình thức cạnh tranh theo kinh tế quy mơ, hoặc tạo ra sự khác biệt lớn để tích lũy trong cạnh tranh về tốc độ. Những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ đóng vai trị đầu tàu trong các mối liên kết để tăng cường sức mạnh tổng lực.

Vì vậy để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của yếu tố này, doanh nghiệp có thể vận dụng các giải pháp sau:

Giải pháp 1 : Hợp tác liên kết trong cộng đồng các doanh nghiệp như: trao đổi thông tin qua lại cho nhau, sử dụng dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ… Ngồi ra có thể thơng qua các hợp đồng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hoặc tạo ra những sản phẩm đặc thù bổ trợ cho các dòng sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

Giải pháp 2 : Hình thành các hiệp hội ngành hàng để có thể triển khai đồng bộ với quy mô đủ mạnh các họat động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và đáp ứng nhu cầu của những khách hàng lớn. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong định hướng và hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp thành viên. Tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia.

Giải pháp 3: Các doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh nên tăng cường vai trò là đầu tàu trong việc chiếm lĩnh các lĩnh vực và ngành hàng để mở đường kéo theo các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm lực lượng hỗ trợ tạo ra được sức mạnh tổng lực trong họat động cạnh tranh trên thị trường Campuchia. Các hướng đi này có thể là: đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa hàng vào đó để trưng bày giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, đầu tư xây dựng hệ thống kho hàng ngoại quan để giải quyết vấn đề thanh tốn tăng nhanh vịng quay vốn với các doanh nghiệp Campuchia có những hạn chế về đồng vốn kinh doanh, làm đầu mối xây dựng hệ thống kênh phân phối theo ngành hàng kinh doanh, vận dụng hình thức liên kết dọc trong đó các doanh nghiệp vửa và nhỏ là những cơ sở sản xuất vệ tinh cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp lớn…v/v.

Giải pháp 4 : Các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Campuchia cần tăng cường khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay của Việt Nam (thông qua các chi nhánh ngân hàng thương mại của Việt Nam tại Campuchia) hoặc các nguồn vốn vay mà chính phủ các nước dành ưu tiên phát triển một số lĩnh vực và ngành nghề cho Campuchia.

Giải pháp 5: Với quy chế tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế các quốc gia Đơng Nam Á (AEC) vào năm 2015, doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia nên tăng cường lao động cả về số lượng lẫn chất lượng để mở rộng khả năng giám sát hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại Campuchia.

Giải pháp 6: Trong thời gian trước mắt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Campuchia cần tập trung các nguồn lực cho chiến lược marketing mục tiêu, tạo ra những khác biệt trong kinh doanh phù hợp với năng lực cốt lõi để nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực về quy mô của doanh nghiệp sẽ làm tăng cảm nhận của người tiêu dùng Campuchia đối với sản phẩm của doanh nghiệp, tạo được sự an tâm

tin tưởng khi quyết định mua sắm, làm tăng khả năng phát triển ngành nghề kinh doanh và phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)