Một số kiến nghị đối với Chính quyền các tỉnh biên giới giáp với Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 162 - 167)

3.3 Một số kiến nghị

3.3.3 Một số kiến nghị đối với Chính quyền các tỉnh biên giới giáp với Campuchia

Các tỉnh giáp với Campuchia (10 tỉnh) tăng cường hơn nữa hợp tác với các địa phương Campuchia, qua đó triệt để khai thác các lợi thế so sánh của nhau phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và trao đổi thương mại.

Các tỉnh biên giới hai nước nên tăng cường phát triền quan hệ kết nghĩa với nhau, trên cơ sở đó cùng thực hiện các dự án chung. Các tỉnh biên giới hai nước có thể lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng, có thể là thủ cơng mỹ nghệ và một số nơng sản có thế mạnh, để hợp tác sản xuất tại Campuchia, mang về Việt Nam chế biến để tiêu thụ và xuất khẩu sang nước thứ ba.

Để hợp tác ngày càng thuận lợi và đi đúng hướng,các tỉnh biên giới của hai nước cần tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo các ngành ở cấp tỉnh huyện và xã để kiểm điểm, đánh giá về kết quả hợp tác, tìm kiếm

những lĩnh vực hợp tác mới, thảo luận, thống nhất nội dung kế hoạch hợp tác cho thời gian tiếp theo và báo cáo lên Chính phủ hai nước. Các tỉnh biên giới với Campuchia

cần phối hợp với địa phương của bạn tổ chức các hội chợ tại khu vực biên giới.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Cục diện cạnh tranh tại thị trường CPC trong những năm tới sẽ gay gắt hơn và diễn ra với diện rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC càng đòi hỏi phải được triển khai một cách cấp bách và đồng bộ hơn. Từ những xu hướng phát triển khách quan tại thị trường Campuchia, tác giả đã tập trung nghiên cứu xây dựng 4 nhóm giải pháp:

- Nhóm giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh: Phát huy lợi thế thuận lợi về địa lý giữa hai nước, trong gia công hàng xuất khẩu và đấu thầu, trong hợp tác xây dựng các cơng trình, phát huy lợi thế về hàng hóa của CPC chuyển khẩu qua Việt Nam.

- Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược sản xuất kinh doanh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC: Tăng cường sự hiện diện của DN có vốn đầu tư VN, phát triển hình thức hợp tác đầu tư sản xuất tại CPC, xây dựng các chiến lược kinh doanh đối với các nhóm mặt hàng.

- Nhóm giải pháp hỗ trợ của Chính phủ cho các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC: Bao gồm các giải pháp về cơ chế chính sách, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ thông tin và xúc tiến, giải pháp thúc đẩy đầu tư của DN VN.

- Nhóm giải pháp phát huy nội lực của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC: Bao gồm các nhóm giải pháp chiến lược chung theo ma trận SWOT, nhóm giải pháp phát huy các yếu tố nội lực cấu thành năng lực cạnh tranh của DN

Trong 4 nhóm giải pháp trên, tác giả đã tập trung vào 2 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược sản xuất kinh doanh và Nhóm giải pháp phát huy nội lực của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC.

Bên cạnh những nỗ lực của bản thân DN, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ/ngành để có những quyết sách đồng bộ thúc đẩy và hỗ trợ cho sự thành cơng của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC.

Phần kết luận

Cạnh tranh là một xu thế của thời đại, trong đó ai chiếm được ưu thế thì người đó sẽ chiếm được quyền chủ động trong tiến trình hội nhập.Vì vậy, cạnh tranh là quá trình kinh tế, trong đó với những nỗ lực chủ quan của mình các chủ thể kinh tế tận dụng các cơ hội thị trường để không ngừng sáng tạo và phát triển các lợi thế so với đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường và đạt được các mục tiêu mà DN đề ra.

Tuy vậy cạnh tranh chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định và diễn ra ở những mức độ khác nhau trong những môi trường kinh tế xã hội cụ thể. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh mới đã tạo ra những hệ quả làm thay đổi căn bản các quan niệm cạnh tranh truyền thống. Các biểu hiện cạnh tranh của nền kinh tế công nghiệp chuyển sang cạnh tranh dựa vào nền kinh tế tri thức, các phương thức cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh chuyển sang cạnh tranh dựa vào quy chế, bản chất cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác

Hiệu quả của hoạt động cạnh tranh tùy thuộc vào việc nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được tăng cường khi biết phát huy đúng mức lợi thế so sánh và phát huy nội lực của doanh nghiệp tại một thời điểm và trong một môi trường nhất định. Trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi, tầm quan trọng của các yếu tố môi trường và sức hấp dẫn của thị trường trong lộ trình hội nhập của mỗi quốc gia là hoàn toàn khác biệt nhau theo từng thời điểm cụ thể, và do đó làm thay đổi vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Quá trình nghiên cứu bằng lý luận và thực tiển cho thấy rằng trong môi trường thị trường tự do, cạnh tranh chưa hẳn đã thực sự vận hành hiệu quả thậm chí cịn có thể cản trở sự phát triển của nền kinh tế, do vậy trong những tình huống cụ thể cần phải có sự can thiệp của Nhà nước.

Đặc điểm môi trường kinh doanh tại thị trường Campuchia có những nét tương đồng nhưng cũng có những khác biệt so với Việt Nam.

Mơi trường vĩ mơ về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và luật pháp có tính nhạy cảm cao và tiềm ẩn yếu tố không bền vững trong sự phát triển. Để vượt qua những thách thức đó, Chính phủ Vương Quốc Campuchia đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 dựa trên 4 nền tảng cơ bản: Hịa bình, ổn định chính trị và trật tự

xã hội; Quan hệ với các đối tác trong quá trình phát triển; Tận dụng điều kiện thuận lợi của môi trường vĩ mơ về kinh tế và tài chính; Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Giải pháp cụ thể để thực thi các chiến lược trên là: Hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp; Phát triển lĩnh vực tư nhân và việc làm; Tiếp tục khôi phục và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất; Xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực.

Theo lộ trình hội nhập ASEAN, họat động giao thương của Campuchia đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng hàng hóa nhập khẩu từ nội khối, tuy vậy mức độ chệch hướng thương mại của Campuchia là không cao. Thị trường xuất khẩu của Campuchia chủ yếu là các quốc gia ngoài khối, bao gồm các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: may mặc và da giày gia công, các nông sản thô hầu hết được xuất khẩu sang Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Campuchia đã thu được một số thành quả nhất định, tuy nhiên cơ cấu đầu tư còn nặng về khai thác nguồn nhân công rẻ tạo ra chuỗi giá trị gia tăng thấp, thiếu đầu tư để tăng hàm lượng chất xám tạo đầu vào cao cấp cho quá trình tái sản xuất.

Nhìn chung, các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình, nguồn vốn đầu tư đã có sự tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu mà chính phủ CPC đang khuyến khích. Các dự án cam kết đầu tư có tính khả thi cao, đặc biệt là các dự án đầu tư cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo nguồn hàng chế biến hàng xuất khẩu. Tuy vậy, q trình phát triển cịn chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố: dung lượng thị trường cịn ở quy mơ nhỏ, mức độ tăng trưởng thị trường không cao, sự biến động của thị trường tuy không lớn nhưng khó lường, hoạt động cạnh tranh trên thị trường luôn thiếu lành mạnh, mức độ mở cửa thị trường rộng làm tăng áp lực cạnh tranh, quản lý nhà nước đối với độc quyền nhãn hiệu chưa chặt chẽ, công nghệ sản xuất cịn thấp, các quy chế của chính phủ cịn có những bất cập…Bên cạnh những thách thức đó, DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC có lợi thế về mặt địa lý và quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Tuy nhiên, các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường Campuchia hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn và giữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau, nên trong nhiều trường hợp đã hạn chế đến việc tăng cường năng lực cạnh tranh.

Các yếu tố nội lực và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của DN còn tồn tại nhiều yếu kém và đang phải đối diện với nhiều thách thức tiềm ẩn khi CPC hội

nhập sâu rộng trong nền kinh tế thế giới và khu vực. Hiện tại, các DN có vốn đầu tư VN đang chiếm ưu thế về thị phần ngành hàng tiêu dùng thiết yếu trên thị trường CPC so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài khu vực, tuy nhiên xét trên nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh thì DN có vốn đầu tư VN cịn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển trên thị trường CPC.

Trong giai đoạn 2012-2020, cơ cấu kinh tế của Campuchia sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng cường tỷ trọng sản phẩm cơng nghiệp trong GDP, tiếp đó là dịch vụ và nơng nghiệp. Sản phẩm công nghiệp sẽ phát triển mạnh trên các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khống sản và cơng nghiệp chế biến. Sản phẩm dịch vụ phát triển mạnh về lĩnh vực xây dựng và du lịch. Sản phẩm nông nghiệp sẽ phát triển mạnh cây lương thực và cây công nghiệp.

Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng tương ứng với mức tăng bình quân là 25-30%/năm, trong đó tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu sẽ vẫn cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Các đối tác thương mại lớn của Campuchia sẽ là Hoa Kỳ, Thái Lan, Liên Minh Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật bản, Úc, Niu Di-Lân, Ấn Độ, Việt Nam. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Campuchia sẽ tạo điều kiện thơng thống hơn để khuyến khích xuất khẩu, và sẽ đưa ra những biện pháp rào cản để kiềm chế tốc độ tăng của nhập khẩu.

Hoạt động đầu tư, đặc biệt là đâu tư từ nước ngồi sẽ được tăng cường khuyến khích với những chính sách thơng thống hơn. Đối tác đầu tư hàng đầu sẽ là Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ còn rất thấp kém; hệ thống luật pháp cịn chưa hồn chỉnh; thiếu nguồn lao động chuyên môn cao… sẽ là những hạn chế lớn đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào Campuchia.

Trước những nhân tố mới của môi trường kinh doanh, quan hệ giữa Việt Nam- Campuchia cũng sẽ đối diện với những thuận lợi và thách thức mới đặt ra. Tuy nhiên, thuận lợi vẫn sẽ nhân tố cơ bản cho sự phát triển của mối quan hệ, và thách thức sẽ được vượt qua nếu DN phát huy hiệu quả các lợi thế và tập trung nỗ lực cho việc phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các yếu tố nội lực để hình thành một chiến lược đầu tư kinh doanh lâu dài tại CPC, và được sự hỗ trợ nhất quán từ chính phủ và các cơ quan hữu quan của hai nước.

Giải pháp chung để tạo lợi thế cạnh tranh của DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC là phải phát huy các lợi thế so sánh, định hình chiến lược kinh doanh dài hạn, nhận được các giải pháp hỗ trợ hữu hiệu của chính phủ để có được những điều kiện thuận lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh của các nước trong và ngoài khu vực.

Bên cạnh lợi thế cạnh tranh, việc tập trung nỗ lực phát huy nội lực của DN là yếu tố quyết định tạo nên năng lực cạnh tranh bền vững cho DN. Trong từng thời điểm khác nhau, việc tập trung nỗ lực để phát huy từng yếu tố nội lực cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng để tạo động lực cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Do đó đưa ra những giải pháp phát huy nội lực, trên cơ sở xem xét những điểm mạnh và những điểm yếu trong các tiêu chí cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC cho phù hợp với những điều kiện kinh doanh mới, là một vấn đề hết sức quan trọng trong thời gian tới.

Đồng thời với những nỗ lực của bản thân DN, Chính phủ và các Bộ/ ngành hữu quan của VN cần phải có những chính sách nhất qn và xuyên suốt để tháo gở những vướng mắc của các doanh nghiệp, tập trung hỗ trợ các DN một cách có mục tiêu trọng

điểm, tạo điều kiện cho các DN được tiếp cận thuận lợi với những nguồn vốn để phát triển đầu tư sản xuất kinh doanh tại thị trường CPC. Ngồi ra, Chính phủ và các Bộ/ngành hữu quan cũng cần sử dụng những ảnh hưởng của mình để tác động và ký kết các thỏa thuận song phương với phía CPC để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho DN có vốn đầu tư VN tại thị trường CPC.

Chính quyền các tỉnh biên giới cần tăng cường và nâng cấp các quan hệ với chính quyền các tỉnh biên giới của CPC, tạo điều kiện thuận lợi cho DN VN sang đầu tư phát triển nông nghiệp tại các tỉnh biên giới của CPC và đưa sản phẩm về nước, có chính sách thúc đẩy giao thương giữa hai nước.

Trong phạm vi nội dung của một luận án, tác giả không đặt kỳ vọng là đề cập đến mọi vấn đề để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN VN trên mọi lĩnh vực kinh tế, mà chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề cốt lõi trong các yếu tố nội lực để DN có thể nâng cao đựơc vị thế của mình trên lĩnh vực kinh doanh thương mại và đầu tư vào những lĩnh vực tạo đầu vào bổ trợ cho họat động kinh doanh thương mại. Hy vọng rằng luận án này sẽ đóng góp giải quyết được một phần những trăn trở vướng mắc của doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư sản xuất kinh doanh tại thị trường Campuchia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 162 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)