Cơ sở đề xuất giải pháp dựa trên ma trận phân tích SWOT của DN có vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 136 - 138)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Việt Nam tạ

3.2.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp dựa trên ma trận phân tích SWOT của DN có vốn đầu tư

SWOT

NHỮNG CƠ HỘI – O

1. Hiệp định song phương giữa hai nước và chính quyền thân thiện tạo nhiều thuận lợi về mặt pháp lý cho DN Việt Nam

2. Những lợi thế về mặt địa lý và quy chế AEC (2015), cho phép DN – VN đầu tư dễ dàng hơn sang CPC.

3. Những ưu đãi đặc biệt mà các nước phát triển dành cho CPC giúp DN-VN có lợi trong xuất khẩu hàng đi nước thứ ba.

NHỮNG NGUY CƠ – T

1. Thị trường CPC (AEC- 2015) sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có tiềm lực kinh tế mạnh, thúc đẩy cạnh tranh gay gắt hơn trên nhiều lĩnh vực.

2. Sẽ có một sự chuyển hướng mậu dịch, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và chu kỳ sống của sản phẩm sẻ ngắn hơn.

3. Luật pháp chưa hoàn chỉnh và thiếu minh bạch, các thủ tục hành chính cịn nhiều phiền hà.

NHỮNG ĐIỂM MẠNH - S

1. Đã có sự tham gia của một số tập đoàn kinh tế lớn vào một số ngành nghề trọng yếu của CPC.

2. Sản phẩm và giá cả hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng CPC, và có hệ thống kênh phân phối khá vững chắc.

3. Có quan hệ gắn bó với các DN và các quan chức có thế lực ở CPC.

4. Chiếm lĩnh hầu hết các sản phẩm nguyên liệu làm đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu

KẾT HỢP S – O Chiến lƣợc phát triển hội

nhập

1. Chiếm lĩnh vị trí bán bn và chi phối bán lẻ, tăng cường các hoạt động dịch vụ và chăm sóc khách hàng.

2. Tăng cường vai trò đầu tàu của các DN lớn, tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ phát huy vai trò vệ tinh trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.

3. Tăng cường SX sản phẩm xuất khẩu sang nước thứ ba.

KẾT HỢP S – T Chiến lƣợc tăng trƣởng tập

trung

1. Tập trung nguồn lực cho hoạt động marketing mục tiêu, hướng hoạt động vào những ngành nghề trọng yếu của CPC

2. Tăng cường tiếp cận và phát triển các khách hàng mục tiêu mới, và tập trung phát triển một số sản phẩm khác biệt

3. Phát triển hình thức hợp tác và liên doanh với các đối tác CPC

NHỮNG ĐIỂM YẾU - W

1. Hầu hết là DN vừa và nhỏ, hoạt động tự phát, cạnh tranh và triệt tiêu lợi thế của nhau, khơng có mục tiêu chiến lược lâu dài.

2. Chất lượng sản phẩm tập trung vào phân khúc thấp và trung bình, thiếu đa dạng, bỏ ngõ kênh phân phối hiện đại.

3. Yếu về các hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, chưa quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu.

KẾT HỢP W – O Chiến lƣợc hỗn hợp có chọn

lọc

1. Hình thành các Hiệp hội ngành hàng, hỗ trợ nhau những thông tin về thị trường CPC

2. Đa dạng hóa chũng loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cả khu vực nông thôn,thành thị

3. Tăng cường tiếp cận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi để nâng cấp cơng nghệ tiên tiến, nghiên cứu phát triển sản phẩm

KẾT HỢP W – T Chiến lƣợc liên doanh sản

xuất kinh doanh

1. Liên kết và thoả hiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động tại thị trường CPC.

2. Tăng cường các hoạt động kinh doanh dịch vụ, gia công chế biến hàng xuất khẩu

3. Chuyển hướng kinh doanh sang phân khúc thị trường mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư việt nam tại thị trường campuchia đến năm 2020 , luận án tiến sĩ (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)