kiếm các nguồn linh kiện hoặc dịch vụ từ các quốc gia có chi phí thấp bằng cách thiết lập các hoạt động của chính mình hoặc thơng qua trao đổi tại địa phương. Một lý do khác của sự cần thiết đạt lợi thế kinh tế theo quy mô đến từ nhu cầu khấu hao nhanh chóng các chi phí R&D. Các cơng ty phải đối mặt với áp lực kép: chi phí R&D ngày càng tăng và vòng đời sản phẩm ngày càng giảm đi.
Do đó, các cơng ty cần phải liên tục cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cùng thời điểm tại tất cả các thị trường trọng điểm nhằm bù đắp các chi phí đầu tư. Chu kì sống của sản phẩm, hàng hóa càng ngày càng rút ngắn là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm chính của mình. Theo các nhà kinh tế, nếu như từ cuối thế kỷ 20 về trước, cứ sau 25 năm sẽ xuất hiện 15% sản phẩm mới, thì đến những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, cứ sau 15 năm sẽ xuất hiện 25% sản phẩm mới. Như vậy có nghĩa là, chu kỳ sống của sản phẩm hiện đã rút ngắn tới 40% so với trước kia
(Phillipe Lassere, 2012).
Gérard Berry (2010), nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Pháp cho biết: “Cuộc cách mạng kỹ thuật số là cuộc cách mạng không thể tránh khỏi, được so sánh với việc phát minh ra động cơ hơi nước và đánh dấu sự bắt đầu của một thời đại cơng nghiệp”. Có thể nói rằng, chúng ta đang bước vào thời đại kỹ thuật số, và các ngành công nghiệp truyền thống như viễn thơng và giáo dục văn hố đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ. Những ngành khác như công nghệ thông tin (CNTT) và các dịch vụ liên quan đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt, Internet đã cách mạng hố thơng tin liên lạc bởi nó loại bỏ được các hạn chế về khoảng cách, thời gian và khối lượng. “Thế giới phẳng” đã mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội, song cũng khơng ít nguy cơ nếu chúng ta không biết điều chỉnh cho phù hợp với xu thế. Trước đây, để bán hoặc mua được hàng, chúng ta cần rất nhiều thời gian, cơng sức thậm chí là tiền bạc để tiếp cận với đối tác, tìm hiểu trực tiếp sản phẩm và đưa ra quyết định. Nhưng giờ đây, chỉ cần một cú nhấp chuột máy tính sẽ xuất hiện vô số các sản phẩm, dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới, với vô số thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để khách hàng lựa chọn. Dịch vụ qua mạng sẽ đáp ứng khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
1.3.1.3. Các yếu tố xã hội
Vận tải hàng không và xu hướng truyền bá lối sống thông qua phim ảnh và truyền hình đã làm tăng nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Các nhãn hiệu như Sony, Nike, Levi’s hay Coca Cola đã được biết đến từ lâu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Kenichi Ohmae trong cuốn sách “Sức mạnh bộ ba” của ông đã thảo luận về vấn đề “California hóa xã hội”, trong đó nêu bật xu hướng giới trẻ tuổi teen ở Sao Paulo, Bombay, Milan hay Los Angeles nghe cùng một loại nhạc, sử dụng cùng loại máy nghe nhạc và mặc cùng loại quần jean màu xanh. Sự hội tụ hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng cũng được tạo điều kiện bởi sự đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa của các quốc gia trên thế giới. Sản phẩm ngày càng có xu hướng giảm tính đặc thù văn hóa và tăng tính kỹ thuật càng tạo điều kiện cho việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm và có thể thu hút được đơng đảo người tiêu dùng tại tất cả các nước. Ngành cơng nghiệp máy tính, smartphone hoặc thang máy, cần cẩu và robot là những ngành mà sự khác biệt về quốc gia không có nhiều ý nghĩa, do đó đây là những ngành có tính tồn cầu hóa cao.
1.3.1.4. Các yếu tố cạnh tranh
Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cũng là xu thế cơ bản của cạnh tranh quốc tế ngày nay là một mặt, tất cả các nước đều phải gia tăng thực lực kinh tế của mình và lấy đó làm điểm tựa chính để mở rộng khả năng tham dự vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu; mặt khác, xu hướng cạnh tranh quốc tế lấy thực lực kinh tế làm cốt lõi ngày càng quyết liệt đó cũng khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập đồn hóa khu vực. Tồn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, tồn cầu hóa hồn tồn khơng phải là “trị chơi” hai bên đều thắng mà nó thường gây ra hiệu ứng hai mặt. Có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ tồn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy ra khỏi dịng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế.
Những năm 1960 chứng kiến sự nổi lên của các đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản tại các thị trường truyền thống vốn được nắm giữ bởi các doanh
nghiệp Mỹ hoặc châu Âu. Các công ty Nhật Bản và sau này là các công ty Hàn Quốc đã thơng qua cách tiếp cận tồn cầu ngay từ khi bắt đầu cơng cuộc mở rộng quốc tế của mình. Một trong những lý do là các cơng ty này khơng có nhiều cơng ty con tại các quốc gia và sự mở rộng quốc tế của họ diễn ra vào thời điểm mở cửa các rào cản thương mại. Ngay từ đầu, các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đã thiết kế sản phẩm cho thị trường thế giới, tạo ra các thương hiệu toàn cầu như Sony, Panasonic hay Samsung, và hệ thống sản xuất hiệu quả đã mang đến cho họ lợi thế về chi phí trong ngành điện tử và phụ tùng ơ tô. Kết quả là: các đối thủ cạnh tranh đã phải lựa chọn động thái chiến lược tương tự nếu như họ muốn sống sót trên thị trường.
Một lực lượng cạnh tranh khác có thể thúc đẩy các cơng ty tồn cầu hóa là xu hướng tồn cầu hóa của khách hàng. Trong suốt những năm 1970, Citibank đã phải thiết lập một bộ phận quản trị khách hàng toàn cầu để thực hiện các dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp - là những doanh nghiệp có các cơng ty con trên thị trường quốc tế. Các ngân hàng lớn khác trên thế giới cũng thường phải áp dụng chiến lược tồn cầu để thích nghi với mạng lưới khách hàng tồn cầu của mình.
1.3.2. Các yếu tố cản trở tồn cầu hóa
Hình 1.5. Các yếu tố thúc đẩy địa phương hóa
Như đã trình bày ở trên, tồn cầu hóa liên quan đến mức độ tiêu chuẩn hóa của sản phẩm và những kinh nghiệm thực tế cộng thêm mức phối hợp và tích hợp cao của các hoạt động trong chuỗi giá trị của một công ty. Các yếu tố cản trở tiêu chuẩn hóa, sự phối hợp và tích hợp sẽ hạn chế tồn cầu hóa, hay cịn gọi là các yếu tố thúc đậy địa phương hóa. Có thể sắp xếp các yếu tố này vào trong bốn nhóm chính là: văn hóa, thương mại, cơng nghệ, và luật pháp (hình 1.5).
1.3.2.1. Các yếu tố văn hóa
Các yếu tố văn hóa cản trở tồn cầu hóa cần xem xét là: thái độ, thị hiếu, hành vi và các quy tắc xã hội. Cụ thể: khi việc tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến truyền thống và các giá trị quốc gia hay tơn giáo thì tiêu chuẩn hóa tồn cầu sẽ khơng hiệu quả. Một số sản phẩm như Kretek - thuốc lá ở Indonesia, hoặc các trò chơi Pachinko (pinball) tại Nhật Bản - là những sản phẩm đặc trưng của một quốc gia và việc tồn cầu hóa các sản phẩm/dịch vụ này gần như là khơng thể mặc dù người ta có thể lập luận rằng với các nỗ lực marketing sáng tạo, doanh nghiệp vẫn có thể tồn cầu hóa các sản phẩm đó.
Ví dụ về sự xuất hiện của loại rượu vang “Beaujolais”. Đây là loại rượu thường chỉ có ở lễ hội rượu vang của vùng Burgundy và Paris của nước Pháp vào trước thập niên 1970, giờ đây đã có mặt ở Tokyo, Paris, New York trong cùng ngày; hay “Halloween” - một lễ hội hóa trang điển hình của Mỹ - giờ đây đã được tổ chức tại châu Âu. Điều này cho thấy kể cả các hàng hóa có đặc thù văn hóa mạnh vẫn có thể được u thích bởi các khách hàng trên toàn thế giới, nhưng thị hiếu về các mặt hàng thực phẩm (đồ ăn thức uống), sự tương tác xã hội trong quá trình đàm phán bán hàng, thái độ đối với vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, quà tặng khác nhau từ các nền văn hóa... có thể cản trở cách tiếp cận hoặc thiết kế sản phẩm tồn cầu. Một ví dụ khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xây dựng mối quan hệ cá nhân là cách thức phổ biến để tiến hành kinh doanh hơn là các hợp đồng về mặt pháp lý. Người ta thường phải dành nhiều thời gian và công sức để xây dựng những mối quan hệ cá nhân trong khi ở Mỹ điều này được coi là một sự lãng phí thời gian.
1.3.2.2. Các yếu tố thương mại
Các yếu tố thương mại cản trở tồn cầu hóa cần xem xét là: kênh phân phối, mức độ khách hàng hóa và mức độ đáp ứng khách hàng. Trong một số
lĩnh vực, mạng lưới phân phối và tập quán giữa các quốc gia là khác nhau. Kết quả là phương thức quản trị mạng lưới, kích đẩy các đại lý và nhà phân phối, giá cả và sự thương lượng hầu như khơng tn theo sự phối hợp tồn cầu. Ví dụ, hoạt động marketing và phân phối của các mặt hàng dược phẩm có sự khác biệt tùy theo hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia. Trong một số nước - chẳng hạn như Nhật Bản, bác sỹ là người bán thuốc trong khi ở những quốc gia khác dược sỹ mới là người bán thuốc cho bệnh nhân và họ sẽ được hoàn tiền (hoặc khơng) bởi cơng ty bảo hiểm của mình.
Những yếu tố khác cản trở tiêu chuẩn hóa là: mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng và yếu tố khách hàng hóa. Các dịch vụ tài chính cá nhân, tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), các dịch vụ tư vấn, thế chấp và tư vấn thiết kế bất động sản là những ngành mang đậm dấu ấn địa phương và sự phản ứng nhanh với yêu cầu của khách hàng là rất cần thiết để cạnh tranh thành công. Mặc dù trong một số trường hợp thực tế, các quy trình hoặc phương pháp có thể được tiêu chuẩn hóa theo một nền tảng trên tồn cầu (Ví dụ: tư vấn, kỹ thuật, kiến trúc hoặc kiểm tốn) nhưng vẫn có những u cầu cá biệt của khách hàng cần phải được xem xét, và đó chính là ngun nhân làm hạn chế sự tồn cầu hóa của những ngành này.
1.3.2.3. Các yếu tố kỹ thuật
Các yếu tố kỹ thuật cản trở tồn cầu hóa bao gồm: các tiêu chuẩn, sự hiện diện về không gian, giao thông vận tải, và ngôn ngữ. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành kỹ thuật điện, xây dựng cơng trình dân dụng, hóa học có thể tạo ra áp lực cho các cơng ty tồn cầu. Tính kinh tế theo quy mơ và các lợi ích chi phí của tích hợp và tiêu chuẩn hóa tồn cầu sẽ khơng thể được khai thác hết khi các tiêu chuẩn kỹ thuật có sự thay đổi lớn. Trong những trường hợp nhất định, các tiêu chuẩn có thể được thay đổi mà khơng cần sự sửa đổi lớn. Ví dụ: ngành điện gia dụng là ngành sản xuất ra các sản phẩm đa tiêu chuẩn (PAL, SECAM và NTSC) nhưng sự khác nhau trong tiêu chuẩn giữa các sản phẩm này cũng không phải là rào cản lớn cho sản xuất toàn cầu. Trong một số trường hợp khác, các tiêu chuẩn khơng dễ dàng để thích nghi và địi hỏi phải có mạng lưới sản xuất riêng tại địa phương. Ngành sản xuất bia chính là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Sự hiện diện về không gian là cần thiết trong những ngành cần phải chiếm giữ nhiều không gian vật lý để phân phối các sản phẩm và dịch vụ. Ngân hàng bán lẻ, ngành bán lẻ, khách sạn, dịch vụ điện thoại địa phương, bệnh viện, giải trí, đại lý ơ tơ... là những ví dụ về ngành mà các dịch vụ phải được sản xuất tại địa phương. Trong những ngành này, vẫn có một vài lợi thế trong tồn cầu hóa một số chức năng như: chức năng hỗ trợ (kế tốn, xử lý dữ liệu, tìm nguồn cung ứng tồn cầu, chuyển giao các kinh nghiệm tốt nhất...) nhưng hạn chế về vị trí vẫn giới hạn các lợi ích tồn cầu hóa. Trong tương lai, thương mại điện tử có thể sẽ làm giảm các rào cản về không gian một cách đáng kể, đặc biệt đối với các dịch vụ phi vật chất như ngân hàng hay phim ảnh. Không những thế, thương mại điện tử với các sản phẩm vật lý cịn có thể loại bỏ rào cản khơng gian về mặt giao diện khách hàng nhưng vẫn bị hạn chế bởi các ràng buộc về logistics. Trường hợp của Amazon.com cho chúng ta thấy: khách hàng ở Paris hay ở Rio de Janeiro có thể đặt mua sách thông qua Amazon nhưng những khách hàng này sẽ phải chịu chi phí vận chuyển, điều này sẽ làm mất đi lợi thế chi phí cơ bản của một hiệu sách trực tuyến. Đây là lý do tại sao Amazon đang tìm kiếm các đối tác địa phương bên ngồi nước Mỹ, do đó có thể nói Amazon đang chuyển hướng sang mơ hình kinh doanh đa quốc gia nhiều hơn.
Các cản trở của giao thông vận tải trở nên quan trọng nếu như chi phí vận chuyển làm mất đi các lợi ích của việc sản xuất tập trung. Hàng hóa với số lượng lớn như xi măng, hóa chất cơ bản được sản xuất trong các nhà máy địa phương sẽ kinh tế hơn so với sản xuất tập trung toàn cầu mặc dù có thể đạt được tính kinh tế theo quy mơ. Ngun nhân là do các chi phí và rủi ro trong vận chuyển có thể sẽ làm mất đi những lợi ích của sản xuất tập trung. Tương tự, khi các hệ thống sản xuất khơng địi hỏi quy mô lớn và các đơn vị sản xuất nhỏ có thể đạt được những chi phí tương tự các nhà máy lớn - chẳng hạn ngành sản xuất khuôn đúc nhựa - chúng ta hiểu rằng sẽ khơng có lợi ích lớn nào trong việc xây dựng hệ thống sản xuất tồn cầu.
Cuối cùng, có thể thêm ngơn ngữ vào các rào cản của tồn cầu hóa. Những rào cản này có thể khá đáng kể với các dịch vụ khách hàng cá nhân như: dịch vụ đào tạo, tài chính cá nhân, viễn thơng cá nhân, bán lẻ... Tuy nhiên, có hai xu hướng chính có thể làm giảm các rào cản ngôn ngữ: Tiếng Anh đã trở thành
thứ ngơn ngữ tồn cầu và các ngành như giáo dục - đào tạo hoặc tư vấn cao cấp có thể sử dụng tiếng Anh mà khơng cần phiên dịch.
1.3.2.4. Các yếu tố luật pháp
Các yếu tố luật pháp cản trở tồn cầu hóa có thể kể đến là: Các quy định và các vấn đề an ninh quốc gia. Chính phủ các nước áp đặt các rào cản pháp lý thường là các quốc gia chống lại tồn cầu hóa. Các rào cản pháp lý chống lại tồn cầu hóa có thể là: (1) hạn chế dòng chảy tự do cá nhân (quy định về giấy phép hoạt động), tiền mặt (kiểm sốt hối đối, thuế), hàng hóa (thuế hải quan, hạn ngạch), dữ liệu (kiểm duyệt, kiểm soát Internet và EDI); hoặc (2) áp đặt những rào cản nội địa hóa (các chính sách nội địa hóa, sở hữu địa