Khái niệm chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 72)

Chuỗi giá trị là một khái niệm dùng trong quản trị kinh doanh và được đưa ra đầu tiên bởi Michael Porter (1985). Theo đó, chuỗi giá trị được định nghĩa là: “Tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản

phẩm hoặc dịch vụ nào đó, trong đó diễn ra q trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân

PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

cửa hiệu được thay đổi sau từ 3 đến 4 tuần trưng bày. Điều này cũng thích hợp với thời gian trung bình giữa các lần mua sắm mà một khách hàng của Zara tới cửa hàng (trung bình 17 lần trong một năm). Mức độ tần suất này cao hơn nhiều so với tần suất tới các chuỗi bán hàng may mặc của đối thủ cạnh tranh (3 đến 4 lần một năm).

Doanh thu sản phẩm kịp thời cũng thể hiện một cảm giác “mua ngay bởi vì bạn sẽ khơng nhìn thấy sản phẩm này sau đó nữa”. Zara làm gia tăng cảm giác khan hiếm qua việc cung cấp các đơn hàng nhỏ, trưng bày trên kệ hàng những hàng hóa lưu kho với số lượng ít và hạn chế thời gian tối đa trưng bày một sản phẩm là một tháng. Doanh thu sản phẩm kịp thời cũng có nghĩa là khách hàng tới thăm cửa hàng ba đến bốn lần trong một mùa chứ khơng đến một lần. Những chính sách này làm cho các cửa hiệu của Zara luôn tươi mới và cho phép cửa hiệu thực hiện giảm giá thường xuyên; số lượng các mặt hàng, mà hãng giảm giá bằng 50% trung bình của cả ngành.

Một số nhà phân tích đang tin tưởng rằng các doanh nghiệp khác đang buộc phải đi theo cách thức mà Zara đã khởi xướng. Nếu các doanh nghiệp này khơng làm thế, các nhà phân tích cảnh báo: “các doanh nghiệp này sẽ khơng tồn tại trong vịng 10 năm nữa”. Tuy nhiên, một số đối thủ cạnh tranh vẫn coi thường những lời cảnh báo như vậy. Một số ít các nhà bán lẻ quần áo lớn vẫn ưa thích duy trì chiến lược truyền thống của mình. Có lẽ chúng ta cần tiếp tục quan sát xem liệu chiến lược này có thể đánh bại chiến lược của Zara.

phối, tiêu thụ sản phẩm/nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi”. Michael Porter cho rằng chuỗi giá trị gồm có chín hoạt động,

trong đó có năm hoạt động cơ bản và bốn hoạt động bổ trợ.

Các hoạt động cơ bảntrong chuỗi giá trị liên quan tới logistics (bao gồm cả logistics đầu vào và logistics đầu ra), sản xuất, marketing và bán hàng, dịch vụ sau bán.

Các hoạt động về logistics chuyên trách việc chuyển đổi nguyên liệu hữu hình qua chuỗi giá trị, từ việc thu mua sang sản xuất cho tới phân phối. Công việc này khi được thực hiện hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đáng kể (giảm C) và do đó tạo ra nhiều giá trị hơn. Ngoài ra, nếu logistics được kết hợp hiệu quả với các hoạt động khác như hệ thống thơng tin trong cơ sở hạ tầng thì sẽ càng giúp giảm chi phí nhiều hơn. Ví dụ như việc tích hợp với các nhà cung cấp thơng qua việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối trực tiếp (theo mơ hình Just In Time) giúp Walmart giảm đáng kể chi phí kho vận mà vẫn đảm bảo lượng hàng hóa bày bán trong các siêu thị của mình.

Sản xuất liên quan tới việc tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối với các sản phẩm hữu hình, sản xuất rất dễ được phân tích, thơng qua q trình gia cơng, kết hợp các nguyên liệu tạo thành thành phẩm (quá trình sản xuất máy tính, ơ tơ, điện thoại, may mặc...). Đối với các sản phẩm vơ hình - dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, du lịch...) thì “sản xuất” thường

Hình 2.1. Chuỗi giá trị

xảy ra khi dịch vụ được cung ứng đến người tiêu dùng. Walmart - nhà bán lẻ hàng đầu thế giới thực hiện công đoạn “sản xuất” thơng qua việc lựa chọn hàng hóa, đóng gói, gắn nhãn mác, nhập dữ liệu vào hệ cơ sở dữ liệu của hãng. Hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp tạo ra giá trị bằng cách thực hiện các hoạt động đó một cách hiệu quả dẫn đến chi phí thấp hơn (C thấp hơn) và/hoặc bằng cách tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn (V cao hơn). Marketing và bán hàng của doanh nghiệp có thể giúp tạo ra giá trị bằng nhiều cách. Thông qua việc định vị thương hiệu và quảng bá, chức năng tiếp thị có thể làm tăng giá trị (V) mà người tiêu dùng nhận thức được trong sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu những điều này tạo ra một ấn tượng tốt về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng thì sẽ làm tăng mức giá cho sản phẩm. Ví dụ, trước việc Toyota tung ra thương hiệu Lexus vào những năm 1990 và chính thức cạnh tranh với Mercedes về chất lượng tương đồng nhưng giá lại rẻ hơn. Mercedes đã đáp trả bằng cách tăng giá bán và đưa ra các chương trình marketing hấp dẫn như bổ sung thêm một số dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa trong một thời gian dài (6 năm). Chính cách thức quảng bá này đã làm tăng giá trị mà khách hàng cảm nhận (V) về Mercedes so với Lexus của Toyota, và cho phép Mercedes tiếp tục bán với giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình.

Marketing và bán hàng cũng tạo ra giá trị bằng cách khai phá nhu cầu người tiêu dùng và truyền đạt lại thông tin cho bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp, để từ đó có thể thiết kế sản phẩm phù hợp hơn với những nhu cầu đó. Trong thời gian qua, căn cứ vào những đánh giá của bộ phận marketing về quy mô thị trường tiềm năng liên quan đến việc giải quyết các nhu cầu y tế chưa được đáp ứng, Pfizer - công ty dược phẩm lớn nhất thế giới đã dành một lượng tiền đáng kể cho những nỗ lực R&D nhằm tìm kiếm phương pháp điều trị cho căn bệnh Alzheimer và hy vọng sẽ sớm trở thành hãng dược phẩm đầu tiên đặc trị thành công căn bệnh này.

Dịch vụ sau bán là hoạt động thứ năm trong nhóm các hoạt động chính của doanh nghiệp. Vai trị của nó là hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ hậu mãi như: lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, chăm sóc khách hàng sau bán... Chức năng này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn (V) trong tâm trí khách hàng bằng cách giải quyết các vấn đề của khách hàng và hỗ trợ khách hàng

sau khi họ mua sản phẩm. Trong ngành công nghiệp ô tô, việc thiết lập được càng nhiều hệ thống showroom và hệ thống sửa chữa, bảo dưỡng được coi là yếu tố quan trọng giúp khách hàng quyết định lựa chọn loại xe cho mình.

Các hoạt động bổ trợcó vai trị cung cấp đầu vào cho phép các hoạt động chính xảy ra. Để đạt được lợi thế cạnh tranh, các hoạt động bổ trợ có tầm quan trọng ngang bằng, thậm chí là hơn so với các hoạt động chính của doanh nghiệp. Các hoạt động bổ trợ bao gồm: cấu trúc hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng và công nghệ, quản trị thu mua.

Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm sốt, văn hóa doanh nghiệp, bộ máy lãnh đạo, hệ thống tài chính, hệ thống thông tin.... Đây được coi là nhân tố nền tảng giúp cho tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị.

Chức năng quản trị nguồn nhân lực có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị hơn theo một số phương thức. Chức năng này đảm bảo rằng liệu doanh nghiệp có sự phối hợp đúng những người có tay nghề cao để thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị một cách có hiệu quả khơng? Chức năng này cũng đảm bảo rằng toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp được đào tạo đầy đủ, được thúc đẩy và được đền bù cho việc thực hiện những nhiệm vụ tạo ra giá trị của họ. Doanh nghiệp tồn cầu có thể dễ dàng tìm được những ứng viên tốt nhất ở bất cứ đâu trên thế giới và có thể dễ dàng tạo ra hệ thống nhân sự với chất lượng tốt hơn nhiều so với việc chỉ tìm kiếm và sử dụng nhân lực ở thị trường địa phương.

Phát triển kỹ năng và công nghệ liên quan đến thiết kế sản phẩm và q trình sản xuất. Thơng qua thiết kế sản phẩm tốt hơn, chức năng này có thể làm tăng giá trị của sản phẩm, khiến chúng trở nên hấp dẫn người tiêu dùng hơn (tăng V). Bên cạnh đó, phát triển kỹ năng và cơng nghệ cịn có thể tạo ra quy trình sản xuất hiệu quả hơn, qua đó cắt giảm chi phí sản xuất (giảm C). Dù bằng cách nào, chức năng này cũng đều có thể tạo ra giá trị nhiều hơn cho khách hàng. Khả năng thiết kế sản phẩm vượt trội và luôn đi đầu trong công nghệ smartphone ở bộ phận R&D của iPhone đã góp phần làm cho chiếc điện thoại của hãng này luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng smartphone đáng mua nhất hiện nay. Hay như Toyota, việc nghiên cứu tạo ra quy trình sản xuất nhanh nhất, giảm đáng kể diện tích kho bãi và thời gian sản xuất đã giúp hãng có được cấu trúc chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Chuỗi giá trị cũng có thể được hiểu theo nghĩa thứ hai đó là một loạt các doanh nghiệp (nhà sản xuất, phân phối) thực hiện các chức năng trên, có nghĩa là bao gồm các nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán, và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà sản xuất, phân phối, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi.

2.1.2. Cơ sở hình thành và khái niệm chuỗi giá trị tồn cầu

Q trình phát triển kinh tế của loài người đến nay đã đạt tới sự liên kết, quan hệ vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia để hình thành các cơng ty xuyên quốc gia trong một khu vực và tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Đó là q trình tồn cầu hóa về kinh tế trong một số thập niên gần đây. Trong quá trình này, các chuỗi giá trị đã hình thành trước đó trong một quốc gia từng bước mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia, xâm nhập vào các quốc gia khác, tạo ra chuỗi giá trị dài hơn, mang lại giá trị cao hơn hay nói cách khác là quy mơ lớn hơn, có nhiều chủ thể tham gia hơn.

Thực tiễn tồn cầu hóa về kinh tế những năm vừa qua, đặc biệt trong hai thập kỷ gần đây đã cho thấy rằng, một sản phẩm được sản xuất ra ở một quốc gia nào đó, được xuất khẩu và tiêu thụ ở những quốc gia khác đã tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có những giá trị được tạo ra ở nơi sản xuất và những giá trị tạo ra ở nơi tiêu thụ. Nói cách khác, giá trị của một chuỗi sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả giá trị ở nước sản xuất và giá trị ở nước tiêu thụ cộng lại, giá trị đó được gọi là giá trị mang tính tồn cầu.

Như vậy, ngày nay các cơng đoạn tạo ra giá trị của sản phẩm không chỉ được tiến hành ở một doanh nghiệp, một quốc gia mà tuỳ vào tính chất của mỗi loại hàng và dịch vụ mà có một hệ thống các hoạt động bao gồm hàng loạt các doanh nghiệp khác nhau đảm trách, hợp thành một mạng lưới cung ứng, sản xuất, phân phối và dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị tồn cầu.

Các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới là những nước đang sở hữu những tập đồn kinh tế có thương hiệu lớn và nắm giữ hầu hết các bằng phát

minh sáng chế công nghệ sản phẩm mới của thế giới. Từ các công nghệ này họ khống chế chuỗi giá trị toàn cầu về một sản phẩm nào đó và kéo theo nhiều quốc gia tham gia. Tuy nhiên q trình tồn cầu hóa cũng tạo ra lợi thế khác cho các nền kinh tế chậm phát triển, đó là lợi thế cạnh tranh hơn về chí phí lao động rẻ và các nguồn đầu vào về tài nguyên như đất đai, năng lượng... mà các nước giàu khơng có được.

Sự tham gia của nhiều nước vào quá trình sản xuất các sản phẩm dưới thương hiệu của các hãng nổi tiếng là một quá trình phát triển chuỗi giá trị ngày càng phong phú, phức tạp. Trong q trình này lợi ích của các hãng chính quốc đã buộc phải chia sẻ nhiều hơn cho các chủ thể ở các nước chậm phát triển hơn, khi họ tham gia được vào chuỗi giá trị diễn ra ngay trên quê hương họ và chính các tác nhân này vừa làm giàu thêm cho chuỗi (nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi) vừa phân phối lại lợi nhuận được tạo ra trong sản xuất và phân phối sản phẩm đó, theo đó chuỗi giá trị khi mở rộng ra nhiều nước (theo sự phát triển của các cơng ty đa quốc gia) thì lợi ích càng phải chia sẻ nhiều hơn, chi phí ngày càng lớn hơn.

Như vậy, có thể thấy bản chất của chuỗi giá trị toàn cầu là sự phát triển của những hoạt động sản xuất trực tiếp và những hoạt động liên quan đến sản xuất, phân phối một sản phẩm xuyên quốc gia, theo nhiều kênh và phương thức khác nhau, với sự tham gia ngày càng nhiều các chủ thể ở các nước, từ đó tạo ra sự đa dạng của các chuỗi giá trị và sự đa dạng về quy mô, về giá trị và số lượng chủ thể tham gia vào chuỗi.

2.1.3. Các dạng chuỗi giá trị toàn cầu

Gary Gereffi (1999) dựa vào nhân tố chi phối chuỗi đã chỉ ra có hai loại chuỗi giá trị khác nhau cơ bản, đó là chuỗi giá trị do người bán chi phối và chuỗi giá trị do người mua chi phối.

- Chuỗi giá trị do người bán chi phối (Producer-driven commodity chain)

là chuỗi trong đó các cơng ty, chủ yếu là các cơng ty đa quốc gia đóng vai trị trung tâm trong việc kết hợp hệ thống sản xuất (bao gồm cả liên kết xuôi chiều và ngược chiều). Đây là đặc điểm của ngành sản xuất chiếm dụng nhiều vốn và đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như điện thoại, máy bay, sản phẩm bán dẫn và máy móc cơng nghiệp.

- Chuỗi giá trị do người mua chi phối (Buyer-driven comodity chain) là chuỗi trong đó những nhà bán lẻ lớn và các nhà sản xuất uy tín đóng vai trị then chốt trong việc thiết lập hệ thống sản xuất phi tập trung tại các nước đang phát triển, mà đặc biệt là tại các nước thuộc thế giới thứ ba. Loại chuỗi này phổ biến ở các ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng tiêu dùng như hàng dệt may, giày dép, đồ chơi, đồ gia dụng, đồ điện tử và các loại đồ thủ cơng.

Ngồi ra, có những chuỗi giá trị lại kết hợp sự chi phối của cả người mua và người bán. Chẳng hạn, trong ngành may mặc, GAP là ví dụ về một hãng hoạt động khơng có nhà máy sản xuất và là đại diện điển hình cho loại chuỗi do người mua chi phối, trong khi đó Levi-Strauss lại quản trị một chuỗi giá trị hội nhập dọc. Trong ngành sản xuất ô tô, Ford đang chuyển dần sang chuỗi do người mua chi phối trong khi Toyota và các nhà sản xuất khác vẫn tiếp tục hoạt động trong chuỗi giá trị do người bán chi phối.

2.1.4. Các kênh tham gia chuỗi giá trị tồn cầu

Trong q trình tồn cầu hóa chuỗi giá trị, các chủ thể của một quốc gia có thể tham gia vào khâu đầu cũng như khâu cuối của chuỗi, nghĩa là có thể tham gia cả vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển sản phẩm, sản xuất ra sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)