Các chiến lược cơ bản trong khai thác sự khác biệt

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 137 - 139)

3.3. Các loại hình chiến lược khai thác sự khác biệt

3.3.1. Các chiến lược cơ bản trong khai thác sự khác biệt

Qua nghiên cứu sự khác biệt ở các cấp độ quốc gia và ngành, cùng với quan điểm “bán tồn cầu hóa”, thành quả được Pankaj Ghemawat (2014) cơng bố là các chiến lược tạo lập giá trị tồn cầu cịn gọi là các chiến lược thể hiện sự khác biệt. Để kinh doanh thành cơng trong mơi trường cịn tồn tại sự khác biệt lớn giữa các quốc gia thì nhu cầu thay đổi trong tổ chức là tất yếu. Thay đổi để thích nghi giúp điều chỉnh phù hợp với những khác biệt giữa các nước; thay đổi để vượt qua khác biệt và thay đổi để khai thác các khác biệt giữa các quốc gia. Đó cũng chính là nội dung của 3 chiến lược tồn cầu trong mơ hình AAA bao gồm:

Chiến lược thích nghi

Chiến lược thích nghi (Adaptation) là chiến lược xem sự khác biệt giữa các quốc gia là khó khăn cần đương đầu, cần thích nghi và bỏ qua khả năng có thể khai thác sự khác biệt đó. Có nghĩa là, chiến lược thích nghi nhằm tăng doanh thu và thị phần bằng cách thay đổi một hoặc nhiều hoạt động trong doanh nghiệp để phù hợp với thị trường địa phương.

Hiện nay, các công ty đều áp dụng chiến lược cạnh tranh nhất định như chi phí thấp hoặc khác biệt hóa để phản ứng một vài sức ép thích nghi với các thị trường khác nhau. Nhưng sự khác biệt bắt buộc họ phải có điều chỉnh tối ưu với những chiến lược căn bản. Ví dụ, Electrolux đã từng đa dạng hóa sản phẩm bằng cách cho khách hàng phối màu với hơn 10 ngàn hỗn hợp màu và chất liệu chỉ với mặt hàng tủ lạnh.

Chiến lược tổng hợp

Chiến lược tổng hợp (Aggregation) là sử dụng một nhóm các phương tiện khác nhau để tạo quy mô thị trường lớn hơn nhằm vượt qua sự khác biệt. Chiến lược tổng hợp tập trung đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô bằng cách tạo ra hiệu quả theo khu vực hoặc toàn cầu, tức khai thác những điểm tương

đồng trong một khu vực nhất định thay vì thích nghi với sự khác biệt mà khơng ảnh hưởng đến sự đáp ứng địa phương. Họ thường tiêu chuẩn hóa một vài hoạt động trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhằm mục tiêu là khai thác những điểm tương đồng giữa các quốc gia một cách triệt để hơn chiến lược thích nghi.

Ví dụ: Dell đã phát triển những dịng sản phẩm khác nhau tại mỗi khu vực thị trường. Trong sản xuất, Dell có các trung tâm đầu mối tạo các cơ sở lắp ráp được xây thêm ở Ireland (1990), Malaysia (1996), Trung Quốc, Brazil (1998) để có được khả năng đáp ứng nhanh nhất.

Chiến lược khai thác sự khác biệt

Chiến lược khai thác sự khác biệt (Arbitrage) là chiến lược coi sự khác biệt là cơ hội chứ không phải là giới hạn phải đương đầu. Chiến lược khai thác sự khác biệt nhằm tận dụng sự khác biệt giữa các quốc gia, các vùng thị trường thường thông qua việc định vị các bộ phận riêng biệt của chuỗi giá trị ở các vị trí khác nhau.

Ví dụ, Wal-Mart sử dụng nguồn lực cung ứng từ Trung Quốc với giá rẻ nhờ Trung tâm thu mua toàn cầu đặt tại Thẩm Quyến, Trung Quốc và bán lại tại Mỹ và nhiều thị trường khác để đạt lợi nhuận cao hơn.

Sự khác biệt giữa ba chiến lược trong mơ hình AAA được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sự khác biệt giữa các chiến lược AAA

PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

Đặc điểm Chiến lược

thích nghi

Chiến lược tổng hợp

Chiến lược khai thác sự khác biệt

Lý do tồn cầu hóa?

Để đạt được sự đáp ứng địa phương qua quốc gia trọng điểm bên cạnh khai thác lợi thế quy mơ

Để đạt được hiệu quả theo quy mơ qua tiêu chuẩn hóa quốc tế

Để tiết kiệm tuyệt đối qua chuyên biệt hóa quốc tế

Doanh nghiệp nên định vị hoạt động bên ngoài ở đâu?

Tập trung vào thị trường có nhiều điểm tương đồng để hạn chế tác động từ các khác biệt Khai thác một số khác biệt bằng cách hoạt động ở nhiều nước khác nhau

Với những khác biệt trong bảng 3.3, chiến lược đòi hỏi phải lựa chọn nên tập trung vào chiến lược nào, thể hiện sự khác biệt như thế nào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)